Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai và quyền của người sử dụng đất
  • Thứ bẩy, 21/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1818 Lượt xem

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai và quyền của người sử dụng đất

Luật sư tư vấn giúp tôi khi có xảy ra tranh chấp giữa hai bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải căn cứ vào đâu để giải quyết tranh chấp và tôi có được quyền sử dụng đúng với diện tích được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Xin cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi: 

Luật sư cung cấp cho tôi biết thửa đất là gì?

Và tư vấn giúp tôi trường hợp sau: Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi có ghi: số thửa 70, diện tích 4884m2, mục đích sử dụng: đất trồng lúa. Như vậy, khi có xảy ra tranh chấp giữa hai bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải căn cứ vào đâu để giải quyết tranh chấp và tôi có được quyền sử dụng đúng với diện tích được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?  Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Thứ nhất, chúng tôi cung cấp thông tin về “Thửa đất”: 

Theo khoản 1 điều 3  Luật Đất đai 2013 về giải thích từ ngữ thì:” Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ“. Thửa đất được đánh số theo thứ tự và được thể hiện trên Bản đồ địa chính và Sổ mục kê đất đai lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Việc xác định thửa đất được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 43/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, cụ thể:

Thửa đất mà trên đó có một mục đích sử dụng đất được xác định trong các trường hợp sau:

–  Thửa đất có ranh giới xác định trong quá trình sử dụng đất;

–  Thửa đất có ranh giới được xác định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;

–  Thửa đất có ranh giới được xác định khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất (gọi là hợp thửa) hoặc tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (gọi là tách thửa) do yêu cầu của quản lý hoặc yêu cầu của người sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Thửa đất mà trên đó có nhiều mục đích sử dụng đất được xác định trong các trường hợp sau:

–  Trường hợp mà xác định được ranh giới phân chia giữa các mục đích sử dụng thì thửa đất được xác định theo từng mục đích sử dụng;

–  Trường hợp có mục đích sử dụng chính và các mục đích sử dụng phụ được sử dụng theo mùa vụ trong năm hoặc sử dụng đồng thời trên diện tích đất đó thì thửa đất được xác định như quy định tại nêu trên và phải xác định mục đích sử dụng chính và mục đích sử dụng phụ.

Thứ 2, quyền của chủ sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” (Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).  Người sử dụng đất được thực hiện quyền của chủ sử dụng (trong đó có quyền sử dụng đất) đối với toàn bộ thửa đất đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng theo mục đích được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về các quyền chung của người sử dụng đất  như sau: 

–  Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

–  Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

–  Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

–  Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

–  Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

–  Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

–  Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”.

Thứ ba, căn cứ giải quyết tranh chấp về đất đai:

Khi giải quyết tranh chấp về đất đai, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn để giải quyết. Ngoài ra, như đối với trường hợp bạn nêu, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ xem xét tới hồ sơ địa chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu chứng minh mà các bên liên quan cung cấp.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua Tổng đài tư vấn luật 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi