Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật 2025?
  • Thứ hai, 30/12/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2724 Lượt xem

Các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật 2025?

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Hiện nay, sự tác động của các yếu tố, văn hóa, xã hội khiến cho quan hệ hôn nhân gia đình ở Việt Nam cũng có nhiều biến đổi. Theo quy định của pháp luật kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn vẫn luôn được coi là một kết thúc viên mãn cho một quá trình gặp gỡ, tìm hiểu của hai bên nam nữ.

Mặc dù vậy, vì nhiều lý do khác nhau mà cuộc hôn nhân lại vi phạm những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một chế tài áp dụng đối với trường hợp này. Vậy những trường hợp nào sẽ được quy định áp dụng chế tài hủy kết hôn trái pháp luật? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi với chủ đề các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật?

Hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

Hủy việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là một biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình đối với trường hợp nam nữ kết hôn nhưng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện về kết hôn.

Tòa án sẽ thực hiện việc hủy kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định đồng thời xem xét và tuyên bố việc kết hôn là trái pháp luật và quyết định những người kết hôn phải chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Vậy Các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật được quy định thế nào? Cùng chúng tôi theo dõi nội dung tiếp theo để biết thêm thông tin chi tiết.

Các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nhưng một trong hai bên không đáp ứng được những điều kiện kết hôn do Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định, cụ thể điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 – Điều 8:

– Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự

– Việc kết hôn không thuộc vào một trong những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật

Như đã đề cập tại phần trên, khi việc kết hôn được xác định là trái pháp luật thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trên cơ sở có yêu cầu, tòa án sẽ xem xét hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có một trong những căn cứ sau:

– Nam nữ chưa đủ độ tuổi kết hôn: có nghĩa là nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi.

– Nam nữ không tự nguyện trong việc kết hôn: được hiểu là việc kết hôn không xuất phát từ ý chí tự nguyện của hai bên.

Việc kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn của nam, nữ hay việc người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ.

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng,…

Những trường hợp này sẽ được coi là kết hôn trái pháp luật và là căn cứ để Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Những người có thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Người có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể có thể kể tới những chủ thể sau:

– Trường hợp việc kết hôn vi phạm nguyên tắc về sự tự nguyện thì bản thân người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc có quyền đề nghị cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định;

– Nếu việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm các điểm a,c, d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì các cơ quan, cá nhân, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

+ Cơ quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

– Ngoài ra, những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật cũng có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em hay hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Có thể thấy chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ là các cá nhân là chủ thể của cuộc hôn nhân mà còn có những chủ thể khác. Điều này có thể nói là một điều nhân văn của pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích của những người kết hôn, lợi ích gia đình xã hội.

Thủ tục hủy kết hôn trái pháp luật

Sau khi đã nắm rõ được về các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật cũng như ai có thẩm quyền yêu cầu thì thủ tục thực hiện cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Trước hết, cơ quan có thẩm quyền hủy hôn nhân trái pháp luật là Tòa án nhân dân cấp huyện, trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền (căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Trình tự thủ tục thực hiện việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau:

– Về thành phần hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật cần có các giấy tờ sau:

+ Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;

+ Các tài liệu, chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn để tiến hành hủy kết hôn trái pháp luật.

– Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu

Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người yêu cầu giải quyết nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự và Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cà thiết nhất về các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ...

Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Bố tôi có mua một mảnh đất rộng 560 mét vuông và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên ông trước khi lấy mẹ kế. Hai năm trước bố tôi mất và có di chúc để lại toàn bộ lô đất trên cho tôi nhưng con của mẹ kế tôi đòi chia thừa kế theo pháp luật lô đất trên. Vậy tôi xin hỏi, lô đất trên có bị chia thừa kế theo pháp luật...

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Bạo lực gia đình là gì? Kỹ năng phòng tránh bạo hành gia đình

Bạo lực gia đình là những hành vi thường thấy trong các gia đình không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hành vi bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở mối quan hệ vợ chồng mà còn ở quan hệ giữa bố mẹ và các...

Hôn nhân thực tế là gì?

Thuật ngữ hôn nhân thực tế lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án Tối cao hướng dẫn xử lý về mặt dân sự những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật...

Xem thêm