Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bí mật kinh doanh là gì?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 755 Lượt xem

Bí mật kinh doanh là gì?

Một trong những phương pháp hợp lý để bảo vệ bí mật kinh doanh, tránh bị tiết lộ thì việc đòi hỏi những người tiếp cận với thông tin bí mật kinh doanh cũng có cam kết về việc bảo mật và chống tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh.

Bí mật kinh doanh hay bí mật thương mại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nhưng các quốc gia đều không có quy định điều kiện đăng ký bí mật kinh doanh.

Vậy bí mật kinh doanh là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bí mật kinh doanh và thuật ngữ liên quan

Các thuật ngữ về bí mật kinh doanh được thể hiện với những cụm từ sau đây:

– Bí mật thương mại (Trade Secret);

– Thông tin bí mật (Secret information);

– Thông tin không tiết lộ (Undisclosed information);

Bí mật kinh doanh hay bí mật thương mại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nhưng các quốc gia đều không có quy định điều kiện đăng ký bí mật kinh doanh. Nhưng trên thực tế, hệ thống tư pháp của các quốc gia có Luật Sở hữu trí tuệ đều có quy định bảo hộ bí mật kinh doanh là một đòi hỏi và là nhu cầu của các chủ thể kinh doanh. Bí mật kinh doanh được quy định trong Hiệp định TRIPS là “bảo hộ thông tin bí mật” (Điều 39). Việc bảo hộ các thông số kiểm tra bí mật là điều kiện tiếp thị các dược phẩm và được quy định tại Điều 39 của Hiệp định TRIPS. Những yếu tố được xem xét là:

– Mức độ thông tin bị tiết lộ ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;

– Mức độ thông tin đó được phép tiết lộ cho các nhân viên và những người khác có liên quan đến việc kinh doanh của chủ sở hữu bí mật thương mại;

– Quy mô của các biện pháp được dùng để bảo vệ bí mật thương mại;

– Giá trị của thông tin đối với chủ sở hữu và đối thủ cạnh tranh;

– Số tiền mà chủ sở hữu bí mật thương mại chi ra để phát triển bí mật đó;

– Nỗ lực của các bên để có được hoặc nhận bản thông tin thông qua kỹ thuật sao chép ngược.

 – Trong sản xuất, kinh doanh thì bí mật thương mại là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Thông tin bí mật thương mại mà có thể chiếm đoạt một cách dễ dàng thì thông tin đó không được xem là thông tin bí mật và theo đó không được pháp luật bảo hộ. Một trong những phương pháp hợp lý để bảo vệ bí mật kinh doanh, tránh bị tiết lộ thì việc đòi hỏi những người tiếp cận với thông tin bí mật kinh doanh cũng có cam kết về việc bảo mật và chống tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh.

Tuy vậy, thuật ngữ bí mật kinh doanh được sử dụng phổ biến hơn cả.

Điều 10 bis Công ước Paris quy định: “Các nước thành viên của liên hiệp có trách nhiệm bảo đảm cho công dân của các nước thành viên đó sự bảo hộ có hiệu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh” và “Bất cứ hành vi nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Đặc biệt những hành vi sau đây phải bị ngăn cấm:

– Tất cả những hành vi có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất kỳ một hình thức nào đối với cơ sở, hàng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối thủ cạnh tranh;

– Những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng làm mất uy tín đối với cơ sở, hàng hóa, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của đối thủ cạnh tranh; 8

– Những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hóa.

Tại Điều 39-1 Hiệp định TRIPS cũng quy định 3 nguyên tắc trong việc bảo hộ bí mật thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh;

– Các thể nhân và pháp nhân phải có được khả năng ngăn chặn thông tin mà mình kiểm soát một cách hợp pháp không bị tiết lộ cho những người mà mình không đồng ý, không bị những người khác chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách trái với hoạt động thương mại trung thực (Điều 39-2);

– Việc bảo hộ như vậy sẽ được áp dụng cho các thông tin có tính chất bí mật (là các thông tin không được thường xuyên xử lý và dễ dàng tiếp cận), có giá trị thương mại vì nó có tính chất bí mật và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lý (Điều 39-2);

– Những thử nghiệm hoặc dữ liệu không được tiết lộ nhất định đệ trình như là một điều kiện để phê duyệt việc tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nông có sử dụng các thành phần hóa học mới phải được bảo hộ chống việc sử dụng thương mại không lành mạnh và trong trường hợp nhất định phải được bảo hộ chống việc tiết lộ (Điều 39-3). | Sự phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam về việc bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là: Bí mật thương mại cũng đã được quy định tại Điều 2. Chương I Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Thông tin bí mật bao gồm bí mật thương mại, thông tin độc quyền và thông tin không bị tiết lộ khác không thuộc đối tượng phải bị tiết lộ công khai không hạn chế theo pháp luật quốc gia của bên liên quan.  Trước khi ở Việt Nam có văn bản pháp luật điều chỉnh bí mật kinh doanh thì khái niệm bí mật kinh doanh đã được nhắc đến với các thuật ngữ: “Bí quyết”, “Kiến thức kỹ thuật” trong các quy định về chuyển giao công nghệ (Điều 907; Điều 820 Bộ luật Dân sự). Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 quy định “Bí quyết” là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng mang tính chất bí mật được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có khả năng sáng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 54/2000/NĐ CP ngày 03/10/2010 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 54/CP) quy định bí mật kinh doanh được bảo hộ là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin có đủ các điều kiện sau:

– Không phải là hiểu biết thông thường;

– Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Quy định trên của Nghị định số 54/CP tương đối phù hợp với quy định tại Điều 9 Nghị định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về thông tin bí mật (bí mật thương mại), thông tin đó thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được;

– Có giá trị thương mại và có tính bí mật;

– Người có quyền kiểm soát hợp pháp thông tin đó đã thực hiện các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh để giữ bí mật thông tin đó.

– Bí mật kinh doanh được quy định tại mục 7, Phần thứ ba Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), quy định tại Điều 84 và Điều 85. Điều 84 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện nào?

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.

– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo ra cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được”.

Thông tin về bí mật kinh doanh đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ. Những thông tin mà chủ thể kinh doanh thu được hoạt động kinh doanh và chỉ riêng chủ thể này có được những thông tin đó. Những thông tin trong bí mật kinh doanh liên quan đến hoạt động và đầu tư tài chính, đầu tư trí tuệ và những thông tin này chưa được bộc lộ cho bất kỳ ai. Chủ thể kinh doanh có thể sử dụng bí mật kinh doanh này vào hoạt động kinh doanh của mình và thu được những lợi ích từ việc áp dụng bí mật kinh doanh đỏ.

 Bí mật kinh doanh có các đặc điểm xác định được:

– Thứ nhất, những thông tin thu được từ hoạt động kinh doanh của chủ thể mang tính chất chuyên ngành hoặc phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Bí mật kinh doanh này có thể chỉ phục vụ cho một hành vi kinh doanh, một công đoạn kinh doanh hoặc chỉ áp dụng đối với một loại chủ thể trong quan hệ kinh doanh nhất định, mà không có ích cho loại quan hệ kinh doanh khác. Bí mật kinh doanh còn phụ thuộc vào không gian kinh doanh và thời điểm kinh doanh có tính thời vụ hoặc lâu dài.

Thứ hai, bí mật kinh doanh còn liên quan đến từng loại chủ thể kinh doanh, năng lực của chủ thể kinh doanh về tài chính, về khả năng thực hiện hành vi kinh doanh của chủ thể thuộc các bên trong hoạt động kinh doanh. Bí mật kinh doanh còn chứa đựng các thông tin về tính lâu dài hay tức thời của hoạt động kinh doanh như dự đoán thương trường, cách xác định lợi nhuận và rủi ro, thời điểm kinh doanh và thời điểm hạn chế kinh doanh. Đặc biệt chủ thể và thị trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong các thông tin thuộc bí mật kinh doanh.

Thứ ba, những thông tin bí mật kinh doanh không ngẫu nhiên có được, mà phải trải qua thực tiễn hoạt động kinh doanh của chủ thể. Chủ thể nắm được những bí mật kinh doanh là chủ thể có lợi thế trong kinh doanh so với chủ thể không nắm giữ bí mật kinh doanh này. Chủ thể kinh doanh nắm vững được bí mật kinh doanh có quyền áp dụng bí mật đó trong kinh doanh và không bộc lộ ra bên ngoài cho người khác biết. Bí mật kinh doanh như một loại tài sản vô hình và nó được vật chất hóa khi chủ thể áp dụng đối tượng này vào kinh doanh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi