Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bạo lực gia đình là gì? Kỹ năng phòng tránh bạo hành gia đình
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3533 Lượt xem

Bạo lực gia đình là gì? Kỹ năng phòng tránh bạo hành gia đình

Bạo lực gia đình là những hành vi thường thấy trong các gia đình không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hành vi bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở mối quan hệ vợ chồng mà còn ở quan hệ giữa bố mẹ và các con.

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em.  Vậy bạo lực gia đình là gì? Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?

Để nắm rõ được những thông tin này, Công ty Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Chúng tôi hi vọng với những thông tin bài viết đem đến sẽ là những tài liệu bổ ích phục vụ Khách hàng đang quan tâm đến vấn nạn này.

Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình, thực tế hiện nay trong cuộc sống hàng ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều các tình huống được xem là hành vi bạo lực gia đình.

Ví dụ: Bạo lực trong cuộc sống hôn nhân giữa vợ, chồng với nhau. Có thể nói đây là bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất như đánh đập hay dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự.

Hay bạo lực gia đình giữa con cái đối với cha mẹ cũng đang ngày càng gia tăng. Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác.

Một số khác khi đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy của cha mẹ nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình.

 

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?

Thông qua việc tìm hiểu rõ Bạo lực gia đình là gì? Cùng với việc Căn cứ vào hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, chúng tôi sẽ cụ thể hóa với một số những hành vi bạo lực gia đình thường xảy ra trên thực tế như sau:

– Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe cho thành viên gia đình.

– Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, có thể bao gồm:

+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình;

+ Tiết lộ hoặc phát tan tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cưỡng ép thành viên gia đình lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng;

+ Phát tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

– Bạo  lực liên quan tới tình dục, bao gồm:

+ Cưỡng ép quan hệ tình dục; có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục vợ chồng mà người vợ hoặc chồng đó không muốn;

+ Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục của người có hành vi bạo lực với người khác;

+ Buộc vợ hoặc chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực và người có hành vi bạo lực;

+ Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

+ Có hành vi tác động vào cơ thể thành viên gia đình không phải là vợ, chồng nhằm kích động tình dục, hoặc lạm dụng thân thể người đó vì mục đích tình dục;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau, bao gồm:

+ Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

+ Cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án;

– Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại  và cháu theo quy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

– Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác; Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

– Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, bao gồm:

+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần đối với thành viên gia đình;

+ Đối sử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;

+ Ép buộc thành viên gia đình thực hiện hành vi trái pháp luật;

+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ;

+ Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ;

+ Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của thành viên gia đình tại nơi ở của thành viên đó;

+ Ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị;

+ Ép buộc thành viên gia đình bán dâm;

Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình

Chúng ta cần nâng cao nhận thức và nắm rõ những giải pháp phòng, ngừa bạo lực gia đình với các nạn nhân bị bạo hành (cần biết một số kỹ năng để phòng tránh)

1. Nhận biết các dấu hiệu mình sắp bị bạo hành.

2. Thừa nhận đối tác của mình là người gây bạo lực.

Phụ nữ còn tư tưởng “xấu chàng hổ ai” nên không chịu thừa nhận họ là người đã gây ra những tổn hại đến thể xác và tinh thần cho mình.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, có tới 50% phụ nữ bị bạo lực chưa từng kể với ai việc mình bị bạo lực, và 90,4% cho biết chưa từng tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ cơ quan chức năng hay đơn vị cung cấp dịch vụ.

3. Nói cho hàng xóm biết để họ có thể giúp đỡ.

4. Phòng bị một chiếc điện thoại trong nhà để liên lạc với người bên ngoài.

5. Lưu trong danh bạ một vài số điện thoại khẩn cấp của cán bộ trong khu phố, Công An địa phương, số 113 để liên hệ khi có bạo lực nghiêm trọng.

6. Thực hiện ngay một cuộc gọi cho người thân.

7. Ghi nhận lại bằng chứng: Ghi nhận lại tất cả bằng chứng – ngày, giờ diễn ra bạo hành để làm căn cứ nếu có kiện tụng trước tòa.

8. Dự trù một tài khoản bí mật cho riêng mình nếu thấy cần thiết.

9. Nên im lặng là vàng khi chồng quá say xỉn.

10. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn về bạo lực tình dục. khi gặp những tình huống bạo lực tình dục để thỏa mãn ham muốn. Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm giải pháp.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc Bạo lực gia đình là gì? Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, chưa hiểu rõ vấn đề gì có thể vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6557 để được trợ giúp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi