Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3366 Lượt xem

Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo căn cứ tại quy định của khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Trong gia đình thì người cha và người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Tuy vậy, trong thực tế thì sẽ có thể mối quan hệ về cuộc hôn nhân đó không có hạnh phúc, không thể tiếp tục cuộc sống chung.Khi đó, một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Theo đó, khách hàng thắc mắc việc không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? bởi hiện nay thực trạng nhiều người mà trực tiếp nuôi dưỡng con nói riêng và người trong gia đình nói chung đã có hành vi không cho người trực tiếp nuôi con được thăm con sau ly hôn.

Sau đây, ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập về nội dung giải đáp các vướng mắc trên của quý vị.

Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo căn cứ tại quy định của khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Quy định của pháp luật về ly hôn

Trước khi đi vào nội dung về giải đáp thắc mắc về vấn đề không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?  , chúng tôi sẽ giới thiệu một số khái quát cơ bản về quy định của pháp luật về ly hôn, cụ thể như sau:

– Các hành vi cấm ly hôn

+ Ly hôn giả tạo

+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn và cản trở ly hôn

– Quyền yêu cầu về giải quyết ly hôn căn cứ theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014

+ Vợ hoặc chồng hoặc là cả hai vợ chồng đều là người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về ly hôn.

+ Người thân thích khác, cha, mẹ có quyền về việc yêu cầu bên Tòa án giải quyết ly hôn nếu một bên chồng, vợ mà bị bệnh tâm thần hay mắc bệnh nào khác không thể làm chủ hoặc nhận thức được hành vi của chính mình. Đồng thời bên chồng hoặc vợ là nạn nhân bạo lực gia đình mà chồng, vợ của họ đã gây ra ảnh hưởng tới tính mạng, tinh thần, sức khỏe của họ một cách nghiêm trọng.

+ Chồng không có quyền về yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đang có thai hoặc sinh con.

– Các trường hợp ly hôn: gồm có 2 trường hợp:

+ Thuận tình ly hôn

Khi cả hai vợ chồng mà có cùng yêu cầu về việc ly hôn, nếu cả hai bên cùng tự nguyện ly hôn và về việc trông nom con, nuôi dưỡng, giáo dục con cái chia tài sản đã được thỏa thuận dựa trên cơ sở về đảm bảo quyền lợi của vợ và con chính đáng thì khi đó Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn.

Nếu trường hợp thỏa thuận mà vợ và con không được bảo đảm quyền lợi chính đáng hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

+ Ly hôn theo yêu cầu từ một bên

Nếu một bên phía vợ hoặc chồng có yêu cầu để ly hôn khi hòa giải ở Tòa án mà không thành thì khi đó Tòa án sẽ xét về vấn đề chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình hay không? hoặc có hành vi vi phạm trong quyền, nghĩa vụ vợ, chồng gây ra hôn nhân bị lâm vào tình trạng đời sống chung không thể kéo dài được, trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Nếu chồng hoặc vợ của người mà bị Tòa án tuyên bố là mất tích có yêu cầu ly hôn thì khi đó tòa án giải quyết ly hôn.

Nếu có yêu cầu từ chồng về việc ly hôn khi vợ sinh con, đang nuôi con mà dưới 12 tháng tuổi, vợ đang có thai thì khi có căn cứ về vợ hoặc chồng mà có hành vi bạo lực gia đình gây ra ảnh hưởng tính mạng, tinh thần, sức khỏe nghiêm trọng của người kia, từ đó Tòa án làm căn cứ giải quyết ly hôn.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

– Thời điểm chấm dứt cuộc hôn nhân, trách nhiệm về việc gửi quyết định, bản án ly hôn

+ Tính từ ngày quyết đinh, bản án từ Tòa án có hiệu lực pháp luật thì khi đó quan hệ hôn nhân bị chấm dứt.

+ Phải gửi quyết định, bản án ly hôn mà đã có hiệu lực pháp luật tới cơ quan trước đó đã đăng ký kết hôn để có thể ghi nhận vào sổ hộ tịch. Ngoài ra, quyết định, bản án ly hôn này còn được gửi cho hai bên ly hôn, cơ quan,tổ chức, cá nhân khác theo quy định. Trách nhiệm về việc gửi quyết định, bản án ly hôn chính là Tòa án đã thực hiện việc giải quyết ly hôn.

– Nguyên tắc giải quyết về tài sản của chồng, vợ khi ly hôn

+ Vợ chồng khi ly hôn thì có quyền tự thỏa thuận về tất cả các vấn để, bao gồm cả việc phân chia tài sản. Khi cả hai vợ chồng mà không thỏa thỏa thuận được đồng thời có yêu cầu thì khi đó Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc áp dụng chế độ  tài sản từ thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó tùy vào trường hợp cụ thể thì Tòa án xử lý như dưới đây:

Nếu không có văn bản về sự thỏa thuận nội dung chế độ tài sản của vợ chồng hay bản bị Tòa án tuyên bố vô hiệu tòa bộ về văn bản của thỏa thuận nội dung chế độ tài sản của vợ chồng thì lúc đó sẽ áp dụng theo luật định về chế độ tài sản vợ chồng để có thể chia tài sản của họ.

Nếu có văn bản thỏa thuận và văn bản đó không bị tuyên bố về vô hiệu toàn bộ từ Tòa án về chế độ tài sản vợ chồng thì sẽ áp dụng nội dung trong văn bản thỏa thuận để có thể chia tài sản khi ly hôn.

Nếu một số vấn đề mà được thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu, không được thỏa thuận  thì khi đó áp dụng quy định theo Luật hôn nhân và gia đình để có thể chia tài sản.

+ Khi giải quyết vấn đề ly hôn mà có yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết cùng với yêu cầu phân chia tài sản vợ chồng ly hôn.

+ Tòa án sẽ xác định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản với người thứ ba hay không từ đó đưa người thứ 3 tham gia tố tụng ( tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) khi chia tài sản chung.

Nếu vợ, chồng mà có quyền, nghĩa vụ với người thứ ba về tài sản, kèm theo yêu cầu giải quyết thì khi đó Tòa án phải giải quyết khi thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng.

Nếu vợ, chồng mà có quyền, nghĩa vụ với người thứ ba về tài sản, nhưng không có yêu cầu giải quyết thì khi đó Tòa án thì sẽ có sự hướng dẫn để giải quyết bằng một vụ án khác từ Tòa án.

+ Khi áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo quy định của luật định để mà chia tài sản vợ chồng ly hôn thì sẽ được chia theo nguyên tắc là chia đôi. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định về tỷ lệ tài sản của vợ chồng được chia dựa theo các yếu tố gồm:

Hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh của người vợ, người chồng

Công sức mà mỗi vợ hoặc chồng đã đóng góp trong việc duy trì, tạo lập, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng

Lỗi của mỗi bên nếu vi phạm về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong việc kinh doanh, sản xuất, nghề nghiệp một cách chính đáng để các bên có thể tiếp tục có điều kiện lao động tạo ra thu nhập.

+ Giá trị của tài sản riêng của vợ, chồng và tài sản chung của vợ chồng sẽ được xác định dựa theo giá thị trường ở thời điểm mà giải quyết sơ thẩm vụ việc.

+ Tòa án sẽ xem xét về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hay không có tài sản tự nuôi mình và không có khả năng được lao động, con chưa thành niên khi chia tài sản ly hôn.

Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?

Trong phần nội dung này chúng tôi xin giải đáp thắc mắc về vấn đề không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? trong phần mục này theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo căn cứ tại quy định của điều 82, điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người cha, mẹ mà trực tiếp nuôi con và không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“ Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, ở quy định mà chúng tôi đã trích dẫn bên trên thì sau khi ly hôn người mà không trực tiếp nuôi con vẫn có thể đến thăm nom con mà không ai có quyền cản trở. Đối với cha, mẹ mà trực tiếp nuôi con, đồng thời các thành viên khác trong gia đình cũng không được cản trở người mà không trực tiếp nuôi con khi chăm sóc, thăm nom và giáo dục con.

Nếu có các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt hành chính, căn cứ theo điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“ Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Không chu cấp có được quyền thăm con?

Dựa vào quy định tại điều 82, điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà chúng tôi đã trích dẫn ở trong nội dung của phần trên của bài viết này thì người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ về cấp dưỡng và quyền thăm con. Tuy nhiên, hiện tại thì chưa có quy định nào về nghĩa vụ chu cấp, cấp dưỡng cho con gắn liền với quyền lợi thăm con.

Điều 110 của Luật này có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của mẹ, cha đối với con, theo đó, người cha, mẹ chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có tài sản để tự nuôi mình và không có khả năng để lao động nếu không sống chung với con (hoặc sống chung nhưng vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng con).

Như vậy thì một số trường hợp theo quy định thì không bắt buộc người cha hoặc người mẹ cấp dưỡng cho con. Theo đó, quyền của người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn được thăm con mặc dù không chu cấp.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề giải đáp thắc mắc không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? , không chu cấp có được quyền thăm con, quy định của pháp luật về ly hôn. Mọi thắc mắc liên quan quý vị có thể liên hệ qua hotline 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.


Tham khảo mục HỎI – ĐÁP sau:

Sau ly hôn vợ không cho gặp con thì phải làm thế nào?

Câu hỏi:

Tôi có một vấn đề muốn nhận được sự tư vấn như sau: tôi năm nay 38 tuổi, đã ly hôn vợ, chúng tôi có với nhau một đứa con năm nay lên 6 tuổi. Vì điều kiện tôi hay đi công tác xa nên con để cho vợ tôi nuôi, hàng tháng tôi vẫn chu cấp rất đầy đủ cho con, không thiếu đồng nào. Tuy nhiên, gần 1 tháng nay, vợ tôi không cho tôi gặp con (lịch gặp con là vào chiều thứ 7 và chủ nhật), vợ tôi lấy ly do đó là cho con đi học bơi, đi chơi…nhưng tôi vẫn có thể đưa cháu đi chơi được chứ không cần thiết phải không cho tôi gặp cháu. Hiện nay tôi cũng nhớ con mà vợ ngăn cấm nhiều, bây giờ tôi phải làm sao? có thể yêu cầu cơ quan nào cho tôi gặp con không? vợ tôi có bị phạt không? Xin cảm ơn đã đọc và trả lời câu hỏi của tôi!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hôn nhân, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo như bạn trình bày thì bạn đã ly hôn vợ và hiện nay con bạn đang được vợ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, bạn là bố nên vẫn có những quyền, nghĩa vụ nhất định đối với con mình. Không ai có quyền ngăn cản quyền của của bạn đối với con cả. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định về quyền của bạn đối với con cái sau khi ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3, Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Theo đó, bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con, đó là quyền của cha, mẹ khi mà không được trực tiếp nuôi con, không ai được cản trở quyền đó vì đó là quyền cơ bản của mỗi người cha, mẹ. Người trực tiếp đang nuôi con cũng không có quyền cản trở người không trực tiếp nuôi con gặp con theo quy định như sau:

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1, Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2, Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, vợ bạn đang trực tiếp nuôi con không được phép cản trở bạn thực hiện việc thăm nom, chăm sóc con, bạn chỉ bị hạn chế quyền này khi có những hành vi như : Phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…. và bị Tòa án tuyên hạn chế quyền thăm nom con. Còn trường hợp của bạn, vợ bạn tự ý không cho bạn gặp con, tìm lý do để bạn không gặp được con…đó là hành vi cản trở quyền thăm nom con. Hành vi này cũng được xem là một hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 :

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

d, Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;”

Do đó, bạn có thể yêu cầu vợ bạn (qua thỏa thuận, thương lượng) không cản trở bạn thăm nom, chăm sóc con vì hành vi của người mẹ đã hạn chế quyền của bạn, là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vợ bạn không đồng ý thì bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về gia đình để hòa giải quan hệ cũng như yêu cầu vợ bạn phải cho bạn thăm nom con như ủy ban nhân dân cấp xã, mặt trận Tổ quốc cơ sở… Nếu vợ bạn vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom của bạn thì bạn cần yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, Tòa án sẽ xem xét và yêu cầu vợ bạn phải cho bạn thăm nom con, thực hiện quyền của bạn.

Về việc vợ bạn có bị phạt không, theo quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự;phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thi vợ bạn có thể bị phạt như sau:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Theo đó, vợ bạn với hành vi ngăn cản quyền thăm nom con của bạn có thể bị phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi của mình. Bạn cần có thỏa thuận, yêu cầu vợ bạn không được hạn chế quyền thăm nom con của bạn.

Đánh giá bài viết:
2.9/5 - (17 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi