Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Bản Mô Tả Sáng Chế Và Hướng Dẫn Viết Bản Mô Tả Sáng Chế
  • Thứ hai, 22/05/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 4817 Lượt xem

Bản Mô Tả Sáng Chế Và Hướng Dẫn Viết Bản Mô Tả Sáng Chế

Bản mô tả sáng chế là tài liệu quan trọng nhất cần chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế tại Cơ quan nhà nước. Việc chuẩn bị bản mô tả sáng chế đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của sáng chế và sự nắm rõ kỹ thuật viết bản mô tả.

Khi chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế, mọi người gặp phải khá nhiều khó khăn đối với bản mô tả sáng chế. Thậm chí không ít khách hàng đã quyết định bỏ cuộc do việc mô tả quá phức tạp.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ về cách thực hiện cũng như có được các kiến thức cần thiết về vấn đề trên.

Theo quy định của pháp luật, bản mô tả sáng chế phải bao gồm: phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lần lượt các nội dung này.

Đối với phần mô tả sáng chế

Nội dung này phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong bản mô tả sáng chế phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền sáng chế); làm rõ tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

bản mô tả sáng chế

Nội dung Bản mô tả sáng chế gồm những gì?

Bản mô tả sáng chế phải bao gồm các nội dung sau đây:

(i) Tên sáng chế: thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng được đăng ký (sau đây gọi là “đối tượng”); tên sáng chế phải ngắn gọn và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo;

(ii) Lĩnh vực sử dụng sáng chế: lĩnh vực trong đó đối tượng được sử dụng hoặc liên quan;

(iii) Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế: tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các đối tượng tương tự đã biết, nếu có);

(iv) Bản chất kỹ thuật của sáng chế: bản chất của đối tượng, trong đó phải nêu rõ các dấu hiệu (đặc điểm) tạo nên đối tượng và phải chỉ ra các dấu hiệu (đặc điểm) mới so với các giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết;

(v) Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

(vi) Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

(vii) Ví dụ thực hiện sáng chế;

(viii) Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.

Bản mô tả sáng chế là một trong số các tài liệu bắt buộc phải có khi nộp đơn. Bản mô tả sáng chế bao gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán, vv. (nếu cần để làm rõ thêm phần bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong phần mô tả).

Bản mô tả có thể có thêm một hoặc một shình vẽ dùng để minh họa sáng chế. Các dạng hình vẽ gồm hình vẽ phối cảnh, hình chiếu, hình vẽ chi tiết rời, các hình cắt, mặt cắt, v.., các sơ đồ, lược đồ, đồ thị (nếu cần) nhằm làm rõ bản chất sáng chế đều có thể được sử dụng. Trong trường hợp không thể hiện được ở dạng hình vẽ thông thường thì có thể sử dụng ảnh chụp đen trắng. và Kết thúc mỗi bản mô tả sáng chế, thường có một hoặc một số kết luận, được gọi là phạm vi bảo hộ sáng chế (gọi là “phạm vi bảo hộ” hoặc “yêu cầu bảo hộ”), trong đó xác định rõ ràng và cụ thể sáng chế. Mỗi điểm yêu cầu bảo hộ thường là một câu duy nhất, với một danh mục các yếu tố (hoặc danh mục các bước trong một phương pháp hoặc quy trình bảo hộ) và giải thích cách thức hoạt động của sáng chế.

Thông thường, hầu hết các yếu tố riêng biệt của yêu cầu bảo hộ là cũ. Yếu tố mới có thể chỉ là sự kết hợp các yếu tố cũ hoặc một số cũ và một số mới. Ngoài ra, ở một số nước, một điểm yêu cầu bảo hộ có thể là phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm cũ, hoặc có thể là việc đơn giản hóa một sản phẩm hoặc quy trình đã biết ^^. 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phạm vi bảo hộ đối với sáng chế được xác định bởi nội dung của yêu cầu bảo hộ và nội dung này được sử dụng để đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng cần được bảo hộ. Vì vậy, phạm vi bảo hộ sáng chế phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ. là Các điểm yêu cầu bảo hộ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra ranh giới của sáng chế bằng các từ ngữ. Yêu cầu bảo hộ là trái tim của sáng chế, tuy vậy, bản mô tả và cả các hình vẽ có thể cũng là rất quan trọng.

Ví dụ: Các điểm yêu cầu bảo hộ sẽ tạo ra ranh giới cho sáng chế bằng các từ ngữ, giống như một hàng rào để xác định phạm vi mảnh đất của chủ đơn. Nếu bản mô tả không bao gồm một số đặc điểm kỹ thuật có trong yêu cầu bảo hộ thì các đặc điểm kỹ thuật đó sẽ không được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng chế.

Do đó, tất cả các đặc điểm kỹ thuật đó sẽ trở thành một bộ phận của “tình trạng kỹ thuật” mà có thể được người khác sử dụng mà không cần chủ nhân của nó cho phép, và có không đồng ý thì anh ta cũng sẽ không thể làm bất cứ điều gì về việc này. Điều quan trọng là phải lưu ý rằng một sáng chế có thể có một hay nhiều điểm yêu cầu của sáng chế có trước đó, và vẫn có khả năng được bảo hộ sáng chế. 

Bản tóm tắt sáng chế là gì?

Bản tóm tắt sáng chế được dùng để mô tả một cách vắn tắt (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin và không được bao gồm những nội dung mang tính chất quảng cáo. Bản tóm tắt có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng. 

Đối với phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế

Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ (sau đây gọi là “đối tượng”) và phải phù hợp với các quy định pháp luật.

bản mô tả sáng chế

Những quy định đối với phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế

– Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.

– Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

– Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ, giản đồ trạng thái…

– Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nên (nhưng không bắt buộc) được thể hiện thành hai phần: “Phần giới hạn” và “Phần khác biệt”, trong đó: “Phần giới hạn” bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất và được nối với “Phần khác biệt” bởi cụm từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương; “Phần khác biệt” bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của “Phần giới hạn” cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.

Một số quy định khác mọi người cũng cần phải biết

– Nếu đơn có hình vẽ minh hoạ yêu cầu bảo hộ thì dấu hiệu nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn, nhưng phải đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này không được coi là làm giới hạn phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.

– Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần được bảo hộ, với điểm đầu tiên (gọi là điểm độc lập) và điểm (các điểm) tiếp theo dùng để cụ thể hoá điểm độc lập (gọi là điểm phụ thuộc); hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ, với một số điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có điểm (các điểm) phụ thuộc.

– Các điểm của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được đánh số liên tiếp bằng chữ số Ả-rập, sau đó là dấu chấm.

– Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm dùng để thể hiện một nhóm đối tượng phải đáp ứng các yêu cầu: các điểm độc lập, thể hiện các đối tượng riêng biệt, không được viện dẫn đến các điểm khác của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, trừ trường hợp việc viện dẫn đó cho phép tránh được việc lặp lại hoàn toàn nội dung của điểm khác; các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập mà chúng phụ thuộc.

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sáng chế

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn;

– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Hướng dẫn viết bản mô tả sáng chế

Tên sáng chế:

Nút chai sâm banh 

Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập:

Sáng chế đề cập đến nút dùng để đóng chai sâm banh.

Tình trạng kỹ thuật của sáng chế

Đã biết các nút dùng để đóng chai sâm banh có dạng hình trụ rỗng với các vành bít nắp rãnh theo biên dạng của cổ chai. Tuy nhiên, các nút này có nhược điểm là độ kín khít chưa cao và độ rung khi đóng chai cao.

Bản chất kỹ thuật của sáng chế:

Do đó, mục đích của sáng chế là làm tăng độ kín của nút chai sâm banh và giảm rung khi đóng chai. Nhà THỦ Để đạt được mục đích nêu trên, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng ở đầu dưới với các vành bít ở đầu trên của nó, phần nắp ở bên trên phần trụ rỗng có rãnh theo biên dạng của cổ chai, nắp ở mặt trên của nút chai, khác biệt chỗ, mặt mút vào mặt dưới của phân trụ rỗng dạng hình bán cầu

Nhờ có mặt mút vào có dạng hình bán cầu nên khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu này, nhờ vậy mặt mút vào này được nắn phẳng ép chặt mặt dưới của phân trụ rỗng của nút vào thành trong của cổ chai, do vậy làm tăng độ kín khít và giảm rung khi đóng chai.

tả vắn tắt các hình vẽ 

Hình A-5 là hình vẽ mặt cắt riêng phần của nút chai sâm banh theo sáng chế.

tả chi tiết sáng chế 

Nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng (1) đầu dưới của nút chai, phần trụ rỗng này có các vành bít (2) đầu trên của nó, phần nắp (3) bên trên phần trụ rỗng (1) rãnh (4) theo biến dạng của cổ chai và nắp (5) mặt trên của nút chai. Phần tru rỗng (1) còn có mặt mút vào (6) mặt dưới của dạng hình bán cầu

Khi đóng chai, phần trụ rỗng 1 được đưa vào cổ chai cho đến khi mép chai tỳ vào rãnh 4 của phần nắp 3. Khi đó, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu 6 làm cho mặt 6 này được nắn phẳng ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng 1 vào thành trong của cổ chai, nhờ vy làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai.

Yêu cầu bảo hộ sáng chế 

Nút chai sâm banh, với mục đích làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) đầu dưới với các vành bít (2) đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai nắp (5mặt trên của nút chai, khác biệt chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu

Bản tóm tắt sáng chế, 

Sáng chế đề cập đến nút chai sâm banh để làm tăng độ kín khít giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu, nhờ vậy, khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào (6) làm cho mặt mút vào (6) được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai.

Luật Hoàng Phi tư vấn, hướng dẫn soạn thảo bản mô tả sáng chế

Nếu mọi người không có nhiều thời gian để nghiên cứu thông tin, cách đơn giản mà mọi người có thể áp dụng chính là liên hệ với Luật Hoàng Phi. Chúng tôi không chỉ hướng dẫn mọi người cách điền thông tin vào bản mô tả sáng chế mà còn tư vấn mọi hồ sơ khác liên quan. Luật Hoàng Phi cũng cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế trọn gói.

Đối với gói này, quý khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, còn việc soạn thảo hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước chúng tôi sẽ đảm nhiệm thay khách hàng.

Để yêu cầu dịch vụ của Luật Hoàng Phi liên quan đến bản mô tả sáng chế quý khách hàng vui lòng liên hệ theo các thông tin sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.589.688

– Hotline hỗ trợ dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn quy trình, thủ tục, hồ sơ: 1900 6557

– Điện thoại tại Hà Nội: 024.62852839 – 024.39954438

– Điện thoại tại TP. Hồ Chí Minh: 028.73090686

– Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi