Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thế nào để hiệu quả?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 406 Lượt xem

Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thế nào để hiệu quả?

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến các đối tượng Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo…

Trong kinh doanh thì cạnh tranh là điều khó tránh khỏi giữa các cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhằm muốn có được những lợi ích cũng như giành thị phần cao trên thị trường đã thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Vậy Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thế nào để hiệu quả? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Khái quát quy định về cạnh tranh không lành mạnh tại các quốc gia

Trước khi phân tích, bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam, về căn cứ và nguyên tắc áp dụng các chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, chúng tôi điểm qua một vài nét trong nội dung của một số công ước quốc tế và hiệp định quốc tế quy định về lĩnh vực này.

Theo nội dung những quy định tại Phần thứ III của Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (GATT: TRIPS) quy định đối với mỗi chính phủ thành viên có nghĩa vụ quy định trong Luật Quốc gia các thủ tục và các chế tài để bảo đảm cho các chủ sở hữu nước ngoài cũng như các chủ sở hữu là công dân của chính nước đó có thể được thực thi một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Hiệp định quy định các thủ tục tiến hành tố tụng bảo vệ có hiệu quả những quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp trong trường hợp quyền đó bị cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, Hiệp định không quy định nghĩa vụ của các nước thành viên phải quy định hệ thống xét xử khác biệt với hệ thống thực thi luật nói chung, hoặc phải ưu tiên về nguồn lực hoặc nhân lực cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Các thủ tục và các chế tài dân sự và hành chính cũng được Hiệp định TRIPS quy định trong các điều khoản về bằng chứng, lệnh của tòa án, bồi thường thiệt hại và các chế tài khác trong đó có quyền của các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh loại bỏ hoặc tiêu hủy hàng hóa xâm phạm. Để cho việc chống cạnh tranh không lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực. Hiệp định quy định đối với các cơ quan xét xử cũng có quyền ra lệnh thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời và có hiệu quả.

Đặc biệt là trong trường hợp việc trì hoãn có nguy cơ gây cho chủ sở hữu những thiệt hại không khắc phục được hoặc trong trường hợp chứng cứ có nguy cơ bị tiêu hủy. Để thực hiện việc chống cạnh tranh không lành mạnh có hiệu quả trong mỗi một quốc gia thành viên của Hiệp định TRIPS và có sự tương đồng giữa những quy định của Luật Quốc gia với nội dung của Hiệp định thì các nước thành viên phải quy định thủ tục tố tụng và hình phạt hình sự, ít nhất là đối với những vụ cố tình làm hàng giả nhãn hiệu hàng hóa. Các biện pháp chế tài bao gồm cả phạt tù và phạt tiền đến mức có tác dụng ngăn chặn tội phạm.

Tuy nhiên, theo nội dung của Công ước Paris quy định việc chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phân biệt với ý định gây nhầm lẫn không phải là một yếu tố bắt buộc để xác định một hành vi có thuộc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không.

Nội dung của Công ước Paris còn xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi hành vi đó “có khả năng gây nhầm lẫn” cho dù khả năng đó chưa xảy ra trên thực tế. Quy định trên đã là công cụ hữu hiệu trong việc ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, hay tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý của nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp. Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề này chưa được quy định cụ thể.

Từ thực trạng trên, khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì các chủ thể bị cạnh tranh thường áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó còn biện pháp giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho chủ thể sản xuất kinh doanh chưa thực sự được giải quyết tại tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của pháp luật.

 Sự tác động qua lại giữa thương mại và chính sách cạnh tranh dựa trên các nguyên tắc cơ bản, bao gồm cả sự minh bạch, không phân biệt đối xử và phải công bằng về thủ tục, các điều khoản liên quan đến các thỏa thuận (trong quan hệ thương mại thế giới). Theo đó, các chính phủ thành viên phải tự nguyện hợp tác trong lĩnh vực chính sách cạnh tranh giữa các chính phủ thành viên của WTO.

Chế tài xử lý với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hỗ trợ cho việc củng cố các thể chế chịu trách nhiệm về vấn đề cạnh tranh trong các quốc gia đang phát triển, để có các biện pháp củng cố năng lực, đồng thời với việc chống cạnh tranh không lành mạnh và chống bán phá giá. Về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Tại Điều 3 Nghị định quy định hình thức phạt và biện pháp khắc phục đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm. Khi nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm.

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được xác định tại Điều 19 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quy định:

1. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn: .

a) Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chủ thể kinh doanh đã sử dụng trước các chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thương mại đó.

b) Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và các đối tượng sau đây:

– “Nhãn hàng hóa” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. TÍN

– “Khẩu hiệu kinh doanh” là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu gắn với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới.

– “Biểu tượng kinh doanh” là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

– “Kiểu dáng bao bì của hàng hóa” là thiết kế, trang trí bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đường nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí, kết hợp giữa các yếu tố nói trên tạo nên ấn tượng riêng hay nét đặc trưng của bao bì hàng hóa.

c) Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tượng tổng quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. tại Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ, xuất xứ địa lý, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

d) Chủ thể yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh:

– Chủ thể kinh doanh đã sử dụng chỉ dẫn thương mại một cách rộng rãi, ổn định, được nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến, có thể bao gồm: các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín của chủ thể kinh doanh gắn với chỉ dẫn thương mại trong hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam;

– Bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo.

2. Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền:

a) Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền là chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã sử dụng các đối tượng này một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, được người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực liên quan biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó;

b) Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp, trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Luật Viễn thông, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 – Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có dãy ký tự trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ hoặc được sử dụng rộng rãi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử

mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn và lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó; hoặc

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có dãy ký tự trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam và có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền;

c) Chủ thể yêu cầu xử lý hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp cung cấp các chứng cứ chứng minh sau đây:

– Chủ thể quyền đã sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại một cách rộng rãi, ổn định, được người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó (có thể là các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín, danh tiếng của chủ thể kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đỏ).

– Đối với hành vi sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp: chủ thể yêu cầu xử lý phải chứng minh bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng tên miền trên mạng Internet để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ; và bên bị yêu cầu xử lý tiếp tục sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn thông qua tên miền đỏ mặc dù đã được chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý thông báo yêu cầu chấm dứt sử dụng.

– Đối với hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp: chủ thể yêu cầu xử lý phải chứng minh bên bị yêu cầu xử lý đã đăng ký nhưng không sử dụng tên miền có chứa những ký tự trùng với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được sử dụng rộng rãi và có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam; và có căn cứ chứng minh bên bị yêu cầu xử lý chỉ đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ đó đăng ký tên miền.

– Bên bị yêu cầu xử lý không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ của chủ thể quyền.

– Việc xác định hành vi tái sử dụng, sửa chữa, tái chế sản phẩm, bao bì sản phẩm được xác định tại Điều 20 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN: Trường hợp tổ chức, cá nhân tái sử dụng, sửa chữa, tái chế sản phẩm, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được chủ thể quyền đưa ra thị trường để tạo ra sản phẩm khác cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu việc sử dụng đó gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của sản phẩm, chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc các đặc tính của sản phẩm theo quy định tương ứng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Quy định này không áp dụng trong trường hợp trên sản phẩm đã có thông báo rõ ràng về sản phẩm, bao bì sản phẩm được tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và đã loại bỏ các dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của sản phẩm, chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc các đặc tính của sản phẩm theo quy định tương ứng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về phương tiện kinh doanh được xác định tại Điều 21 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN: Phương tiện kinh doanh quy định tại khoản 15 Điều 11 và điểm b khoản 15 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP được hiểu là bất kỳ phương tiện nào được gắn, chứa đựng đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ hoặc chỉ dẫn thương mại và được sử dụng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh (ví dụ: trang thông tin điện tử, tài liệu giới thiệu, danh thiếp, phương tiện vận tải và các vật dụng, trang trí trong cơ sở kinh doanh).

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến các đối tượng sau đây:

a) Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo;

b) Hàng hóa, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hóa chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất. Hành vi xâm phạm quyền cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP như sau:

1) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

b) Khai thác công dụng sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

c) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

6) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

7) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

8) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

9) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

10) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

11) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

12) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.

13) Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh:

a) Sản xuất bao gồm: Thiết kế, xây dựng, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí;

b) Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

c) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng | hóa vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm; Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi