Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án như thế nào?
Điều 107 BLHS quy định về những trường hợp không có án tích và hình thức, điều kiện được xóa án tích cho người dưới 18 tuổi bị kết án.
Quy định về xóa án tích
Điều 107. Xoá án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi,
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách ăn treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo,
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Phân tích về xóa án tích theo quy định hiện hành
Điều luật quy định về những trường hợp không có án tích và hình thức, điều kiện được xóa án tích cho người dưới 18 tuổi bị kết án.
Khoản 1 của điều luật quy định 03 trường hợp người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích:
– Người bị kết án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
– Người bị kết án là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý; và
– Người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Quy định này nhằm tạo thuận lợi để người dưới 18 tuổi bị kết án tái hòa nhập xã hội. Theo đó, những người này chỉ cần chấp hành xong hình phạt và các quyết định khác của bản án sẽ được coi là người chưa bị kết án.
Khoản 2 của điều luật quy định hình thức và điều kiện xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể:
– Về hình thức xóa án tích: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án chỉ có hình thức đương nhiên xoá án tích.
– Về điều kiện: Kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây sẽ đương nhiên được xóa án tích:
+ 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Như vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ cần không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn nêu trên kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án sẽ đương nhiên được xóa án tích.
So với quy định của BLHS 1999, quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án tại Điều 107 BLHS năm 2015 đã có quy định theo hướng có lợi hơn.
Cụ thể: Khoản 2 Điều 77 BLHS 1999 chỉ coi là không có án tích khi người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng thì không coi là có án tích.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 đã mở rộng hơn gồm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án không phụ thuộc vào loại tội đã phạm cũng như hình phạt đã được áp dụng.
Người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng là tội vô ý.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội phá hủy công trình về an ninh quốc gia theo quy định Bộ luật hình sự?
Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội nhưng không phải nhằm vào mục đích chống chính quyền nhân...
Nhóm hành vi thứ nhất bao gồm những hành vi chuẩn bị xảy ra tương đối phổ biến hơn cả như hành vi mua, mượn, xin hoặc đặt làm hoặc tự chuẩn bị các thứ sẽ được sử dụng là công cụ, phương tiện phạm...
Tội sản xuất, tàng trữ dụng cụ dùng vào sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05...
Vô ý phạm tội là gì? Quy định về vô ý phạm tội
Lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc trường hợp người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả...
Phân biệt truy tìm và truy nã?
Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét...
Xem thêm