Trang chủ Kiến thức pháp luật Doanh nghiệp Vốn điều lệ công ty Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại?
  • Thứ năm, 27/06/2024 |
  • Kiến thức pháp luật Doanh nghiệp |
  • 401 Lượt xem

Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại?

Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại là bao nhiêu? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Các ngân hàng thương mại được biết đến ở Việt Nam như ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… Vậy ngân hàng thương mại là gì? Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

Ngân hàng thương mại là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, định nghĩa về ngân hàng thương mại như sau:

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.”

Các hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm:

– Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

– Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

– Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

– Cung ứng các phương tiện thanh toán.

– Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Điều kiện cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là loại hình của tổ chức tín dụng nên phải đáp ứng được các quy định quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2020, bao gồm:

– Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

– Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

– Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

– Có Điều lệ phù hợp với quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Vốn điều lệ ngân hàng thương mại là gì?

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là:

– Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi trong Điều lệ ngân hàng.

– Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn sau:

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ thặng dư vốn cổ phần; lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;

+ Phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ;

+ Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;

+ Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm;

+ Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Vốn pháp định là gì? Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

Có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp và tùy theo ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh mà mức vốn pháp định khi thành lập có thể khác nhau.

Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục đích lợi nhuận. Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP thì để được hoạt động thì ngân hàng thương mại phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại?

Với những căn cứ pháp lý nêu ở những nội dung trên, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng.

Trên đây là nội dung bài viết Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại? do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ Tục Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty Như Thế Nào?

Tăng vốn điều lệ công ty là hình thức doanh nghiệp bổ sung thêm vốn điều lệ bằng hình thức thành viên, cổ động, chủ sở hữu góp thêm vốn để tăng vốn hoặc công ty phát hành cổ phần chào bán (công ty cổ phần) để tăng vốn điều lệ công...

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu được hiểu là số vốn từ các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn này thường do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh...

Thời hạn góp vốn khi thành lập công ty?

Vốn khi thành lập công ty là vốn điều lệ, vốn điều lệ hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành, bao gồm các loại hình tài sản, giá trị góp vốn tùy thuộc vào hình thức công ty đã được đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh....

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất năm 2024

Thay đổi vốn điều lệ, cụ thể là tăng vốn điều lệ công ty cổ phần là một quyết định rất quan trọng và đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý bởi số lượng cổ đông...

Các bước tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2024

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần là thủ tục được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư với mục đích tăng thêm vốn điều lệ công ty để mở rộng hoặc động kinh doanh hoặc huy động thêm vốn cho lĩnh vực kinh doanh hiện...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi