Trang chủ Kiến thức pháp luật Doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
  • Thứ ba, 09/07/2024 |
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) |
  • 320 Lượt xem

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?

Giấy chứng nhận góp vốn là giấy tờ xác nhận các thành viên của công ty đã thực hiện việc góp vốn vào công ty theo quy định để đảm bảo góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết và thực hiện góp vốn đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào? Những băn khoăn này sẽ được chúng tôi giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trước khi tìm hiểu về Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào? cần nắm được thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên công ty.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty đến cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Thực hiện các công việc sau khi thành lập công ty

Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty tiến hành khắc dấu doanh nghiệp và thực hiện các công việc như treo biển công ty, mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng,…

Quy định về việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

– Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

– Sau thời hạn quy định như trên mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

+ Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng những tài sản gì?

Tài sản góp vốn vào công ty là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi nó liên quan đến trách nhiệm tài sản của các thành viên sau khi doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định về tài sản góp vốn như sau:

– Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

– Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản đã nêu ở trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Thành viên công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

Thời hạn góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên bao lâu?

Khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, các thành viên cam kết góp đủ vốn vào công ty trong một thời hạn nhất định.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. 

Biện pháp xử lý khi không góp đủ vốn trong thời hạn theo quy định

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020  thì Sau thời hạn theo quy định của pháp luật mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

– Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

– Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

– Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định.

Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

Nội dung giấy chứng nhận phần vốn góp

Khi tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty thì cần phải có văn bản xác nhận về việc cá nhân,  tổ chức đã góp vốn và số vốn đã góp là bao nhiêu.

Giấy chứng nhận góp vốn là giấy tờ xác nhận các thành viên của công ty đã thực hiện việc góp vốn vào công ty theo quy định để đảm bảo góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết và thực hiện góp vốn đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

– Vốn điều lệ của công ty;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

– Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;

– Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

Mong rằng nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã cung cấp những thông tin hữu ích về Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào? để quý độc giả tham khảo khi thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH 1 Thành Viên Năm 2024

Thủ tục Thành lập công ty TNHH 1 thành viên là việc không dễ đối với tổ chức/cá nhân lần đầu thành lập. Do đó, việc lựa chọn công ty tư vấn trong trường hợp này là rất cần thiết, Công ty Luật Hoàng Phi là đơn vị hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn, thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH sẽ mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt...

Người đứng đầu công ty TNHH 2 thành viên gọi là gì?

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một...

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp...

Thủ tục thành lập công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ...

Khi nói một công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn điều đó có ý nghĩa gì?

Theo khoản 7 Điều 4 luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình. Đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi