Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật So sánh quyền tác giả và quyền liên quan
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1097 Lượt xem

So sánh quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả được quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản.

Hiện nay, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển không ngừng, các sáng tạo đóng vai trò quan trọng và thiết yếu thúc đẩy khả năng cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các ngành công nghiệp liên quan tới văn hóa cũng là một bộ phận không thể thiếu cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Quyền tác giả và quyền liên quan là một trong những khái niệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đăng ký bản quyền tác giả và các quyền liên quan là một lĩnh vực đặc thù, tạo môi trường tốt cho các nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng và giá trị để đẩy mạnh nền công nghiệp văn hóa.

Mặc dù hai khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan hay được nhắc tới nhưng không phải ai cũng biết được hai khái niệm này khác nhau ở những điểm gì? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý khách hàng cùng theo dõi bài viết với chủ đề So sánh quyền tác giả và quyền liên quan dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả được quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền liên quan là quyền được trao cho một, một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng.

Phần khái niệm này phần nào đã giúp Quý khách hàng hiểu được quyền tác giả và quyền liên quan là gì? Tuy nhiên phần tiếp theo sẽ so sánh quyền tác giả và quyền liên quan rõ nét hơn.

So sánh quyền tác giả và quyền liên quan

– Điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả và quyền liên quan cùng là những quyền bảo vệ thành quả sáng tạo, một số đối tượng sẽ không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm các điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Căn cứ xác lập quyền tác giả và các quyền liên quan không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào. Các quyền này đều được bảo hộ dựa trên cơ chế bảo hộ tự động ngay từ khi tác phẩm ra đời và được thể hiện dưới dạng một vật chất nhất định mà không cần phải đăng ký, nộp lưu, nộp phí, lệ phí hay thực hiện bất cứ thủ tục hành chính nào khác. Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp không đáng có có thể xảy ra chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể thực hiện các thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Với quyền tài sản thì cả quyền tác giả và quyền liên quan đều chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật, chúng sẽ không được bảo hộ tự động nữa.

– Một số điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Trong việc so sánh quyền tác giả và quyền liên quan có nhiều tiêu chí khác nhau để thấy được sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản có một số tiêu chí như sau:

Các tiêu chíQuyền tác giảQuyền liên quan
Căn cứ phát sinhQuyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nhất định. Không có sự phân biệt về nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn từ hay việc tác phẩm đó đã được công bố và đăng ký hay chưa.Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Đối tượng được bảo hộ– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí,..

– Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

– Cuộc biểu diễn

– Bản ghi âm, ghi hình

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

Chủ thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệCác tác giả người trực tiếp sáng tạo ra tài sản trí tuệ và chủ sở hữu quyền tác giảChính người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn hay nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng
Thời hạn bảo hộ– Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;

– Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

+ Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

– Quyền của người biểu diễn: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

– Quyền của tổ chức phát sóng: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Nội dung bảo hộQuyền tác giả bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tài sảnChủ yếu bảo hộ về quyền tài sản, chỉ có người trực tiếp biểu diễn mới có quyền nhân thân

Trên đây, chúng tôi đã đưa tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết đối với chủ đề so sánh quyền tác giả và quyền liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn trực tuyến.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi