Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Những hành vi xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5003 Lượt xem

Những hành vi xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, tình trạng vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến do việc thiếu am hiểu về pháp luật. Vậy thế nào là quyền về sở hữu trí tuệ? Những hành vi nào được coi là xâm phạm về sở hữu trí tuệ?

Hiện nay, tình trạng vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến do việc thiếu am hiểu về pháp luật. Vậy thế nào là quyền về sở hữu trí tuệ? Những hành vi nào được coi là xâm phạm về sở hữu trí tuệ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin. 

Ngoài ra, để tránh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và có cơ chế xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cũng như bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

Sở hữu trí tuệ là gì và bao gồm những quyền nào?

Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là những sản phẩm do con người sáng tạo nên. Đó có thể là những phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hay những tác phẩm văn học, âm nhạc… Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả vá các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng được quy định rõ tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009. 

Xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả

Những hành vi xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ

Tác giả ở đây được coi là người có vai trò trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm. Theo quy định của pháp luật thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại điều 19, điều 20 Luật SHTT. Và quyền tác giả tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được sáng tạo và định hình theo nguyên tắc bảo hộ tự động. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả là những hành vi xâm phạm các quyền của các chủ thể là tác giả và chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại điều 19 và điều 20 của Luật này. 

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ giống hệt và tương tự được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ khác. Nhãn hiệu là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những hành vi được coi là xâm phạm quyền với nhãn hiệu là việc hàng hóa, dịch vụ cùng nhóm có sự trùng lặp, tương tự, liên quan với nhóm hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ hoặc nhãn hiệu có mức độ tương tự đến mức độ gây nhầm lẫn. Các quy định của pháp luật về nhãn hiệu được quy định tại mục 4 chương VII của Luật SHTT. 

Bài viết trên đây chỉ đề cập đến một vài hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cũng như những hành vi xâm phạm và các chế tài xử phạt, vui lòng liên hệ với Công ty luật Hoàng Phi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi