Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Vấn đề bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1913 Lượt xem

Vấn đề bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất

Hiện nay, pháp luật đất đai quy định như thế nào về vấn đề bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an.ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được pháp luật đất đai quy định như thế nào?

Câu hỏi:

Mong Luật Hoàng Phi giải đáp giúp tôi thắc mắc về vấn đề liên quan đến đất đai như sau: Hiện nay, pháp luật đất đai quy định như thế nào về vấn đề bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an.ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng?

Trả lời:

Với câu hỏi thuộc lĩnh vực đất đai, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Vấn đề bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất

Vấn đề bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Nghị định số 47/2014/NĐ-CP) quy định rõ bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng với các nội dung sau:

Thứ nhất: Xác định khái niệm chi phí đầu tư vào đất còn lại (khoản 2 Điều 3). Theo đó, chi phí đầu tư vào đất còn lại được hiểu là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau: (i) Chi phí san lấp mặt bàng; (ii) Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chóng xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; (iii) Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; (iv) Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Thứ hai: Quy định điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại (khoản 3 Điều 3). Theo đó xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm hai điều kiện sau:

(1)    Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;

(2)    Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Thứ ba, khoản 4 Điều 3 cũng quy định rõ chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và được xác định theo công thức sau:

P = (P1+P2+P3+P4) * T2 : T1

Trong đó:

P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;

P1: Chi phí san lấp mặt bằng;

P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực, chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;

T1: Thời hạn sử dụng đất;

T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.

Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sử dụng hạn chế bất động sản liền kề để làm lối đi

Vợ chồng tôi có mua một căn nhà có sân và bếp ở trước nhà nhưng do tranh chấp, chúng tôi phải trả lại cho ông Hòa hàng xóm 2/3 sân và bếp. Ông Hòa đã xây dựng bít lối đi duy nhất mà gia đình tôi có thể...

Quy định về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được hiểu là hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận trên cơ thể sản phẩm của loài động vật đó (như bò tót, voi, hổ, trâu...

Thế nào là ý thức pháp luật?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thế nào là ý thức pháp luật? Vai trò của ý thức pháp...

Giá đất là gì?

Khi giải quyết khiếu nại về giá đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên có liên quan; khi thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến giá đất cụ thể mà các bên có yêu...

Trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản có được hưởng cùng 1 lúc không?

Em đang có bầu 5 tháng, nhưng do áp lực công việc nên em xin nghỉ việc. Em có được hưởng trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản cùng 1 lúc không? Luật sư tư vấn giúp, cảm ơn Luật...

Xem thêm