Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 494 Lượt xem

Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?

Việc quy định và áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với một số loại tội phạm, Điều 28 BLHS quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 28 Bộ luật hình sự quy định về không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này. 

2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này.

3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này, tôi nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này. 

Bình luận về Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 

Việc quy định và áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với một số loại tội phạm, Điều 28 BLHS quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc loại trừ áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có thể do: 

1. Tính nguy hiểm cho xã hội đặc biệt nghiêm trọng;

2. Yêu cầu cấp thiết của chính sách hình sự trong đấu tranh chống tội phạm;

3. Yêu cầu thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Các tội phạm không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII BLHS); Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Chương XXVI BLHS); Tội tham ô tài sản (khoản 3, 4 Điều 353 BLHS) và Tội nhận hối lộ (khoản 3, 4 Điều 354 BLHS). 

1. Đoạn 1 của điều luật quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Với quy định này, BLHS Việt Nam đặt an ninh quốc gia được bảo vệ ngang hàng với hòa bình, nhân loại và an ninh quốc tế.

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xuất phát từ tính chất đặc biệt nguy hiểm của loại tội phạm này vì đe dọa trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh của đất nước. Người phạm các tội này đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích làm thay đổi hoặc làm suy yếu các quan hệ xã hội nói trên. Do vậy, việc không cho phép người thực hiện một trong những tội phạm này được hưởng chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là cần thiết. 

2. Đoạn 2 của điều luật quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. 

Việc không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này là nguyên tắc có tính phổ quát toàn cầu và được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế. Ví dụ: Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng với tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người năm 1968;(75) Điều 29 Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế cũng quy định không áp dụng thời hiệu đối với các loại tội phạm này.76) 

3. Đoạn 3 của điều luật quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 BLHS cũng như đối với tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 BLHS. Đây là nội dung mới so với BLHS năm 1999. 

Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng lan rộng, ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và gây hậu quả tác hại ngày càng lớn. Tham nhũng là quốc nạn, là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe dọa sự tồn vong của chế độ. Việc BLHS năm 2015 đưa tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ vào danh mục các tội phạm không được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là cần thiết, thể hiện quyết tâm cao, cũng như thái độ quyết liệt của Nhà nước trong đấu tranh không khoan nhượng đối với các tội phạm này cũng như đối với các tội tham nhũng nói chung. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi