Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật hình sự
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4676 Lượt xem

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật hình sự

Quyền liên quan đến tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng chương trình được mã hóa.

Thực tế thấy được rằng có rất nhiều trường hợp vì những mục đích khác nhau dẫn tới tình trạng xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan như việc sao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả,…

Đối với những hành vi này tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Bộ luật hình sự, hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung chi tiết qua bài viết dưới đây.

Khái niệm tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan?

Tội xâm phạm bản quyền tác giả, quyền liên quan là hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: 

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; 

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tư vấn tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Bộ luật hình sự 

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

– Mặt khách quan:  Về hành vi, phải có một trong các hành vi sau:

+ Có hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình (như dùng tác phẩm là cuốn sách đã được xuất bản phôtô ra thành nhiều bản khác…)-

Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

+ Có hành vi phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình (như phân phối đĩa chương trình ca nhạc đã được in sao từ đĩa chương trình ca nhạc đã được công bố ra công chúng).

Dấu hiệu khác:

+ Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam và phải đạt tới quy mô thương mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

+ Quyền liên quan đến tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng chương trình được mã hóa.

– Khách thể.

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền tác giả được pháp luật bảo vệ.

– Mặt chủ quan.

Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này lỗi cố ý.

– Chủ thể.

Chủ thể của tội này là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Khung hình phạt tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1).

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu ở trên, tùy từng trường hợp Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Hình phạt đối với pháp nhân (khoản 4)

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cải tạo không giam giữ là gì? Phân biệt cải tạo không giam giữ và án treo

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh...

Quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án hiện nay

Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này cũng theo quy định chung về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản...

Người đã thành niên có hành vi dâm ô đối với trẻ em thì phạm tội gì?

Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03...

Muốn nộp đơn tố giác lừa đảo qua facebook ở đâu?

Hiện nay, hành vi lừa đảo trên mạng xã hội facebook xảy ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, như: hack nick facebook để nhắn tin mượn tiền, yêu cầu chuyển khoản; hành vi lừa đảo qua việc bán hàng qua facebook yêu cầu người mua chuyển tiền mà không giao...

Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì?

Đánh học sinh là một dạng ngược đãi về thể chất, hành vi này có thể hiểu thực hiện một cách có chủ ý. Dưới góc độ pháp lý thì đây là một trong những hành vi ngược đại, xâm phạm thân thể của người...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi