Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn
Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đưòng thủy không đảm bảo an toàn, được hiểu là hành vi của người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thủy mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không đảm bảo an toàn.
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Quy định về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn
Theo quy định tại Điều 274 – Bộ luật hình sự năm 2015được sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tư vấn và bình luận về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn theo Bộ luật hình sự 2015
Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi. Có hành vi (xem giải thích tương tự tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn)
– Dấu hiệu khác. Hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Lưu ý: Phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn về kỹ thuật phải được xác định là rõ ràng, tức là có thể dễ dàng nhận biết ngay hoặc nhìn thấy ngay mà không cần phải qua kiểm tra kỹ thuật. Đây là dấu hiệu khách quan bắt buộc, cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường thủy.
Thứ hai: về hình phạt.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1)
Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Khung hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Khung ba (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Khung bốn (khoản 4)
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng viễn thông được hiểu là những hành vi sau: Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật...
Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Điều động người không đủ điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm hoặc là chủ sở hữu, người quản lý phương tiện giao thông đường bộ đã giao nhiệm vụ cho người không có giấy phép lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác theo qui định của Luật giao thông đường bộ điều khiển phương tiện giao thông đường...
Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý....
Xóa án tích là gì? Trường hợp được xóa án tích 2024?
Xóa án tích là sau khi hoàn thành xong thời gian thử thách của pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định thì án tích sẽ được xóa bỏ, khi đó chỉ thể có án tích sẽ được coi như người chưa từng bị kết...
Xem thêm