• Thứ hai, 18/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 899 Lượt xem

Tiểu mục 1701 là gì?

Mã tiểu mục hay còn gọi là mã nội dung kinh tế (mã NDKT) là mã các khoản thu – chi vào ngân sách nhà nước. Tiểu mục 1701 là gì?

Mã tiểu mục là gì?

Mã tiểu mục hay còn gọi là mã nội dung kinh tế (mã NDKT) là mã các khoản thu – chi vào ngân sách nhà nước phân loại theo nội dung – tính chất kinh tế.

Để có thể ghi được mã tiểu mục trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp cần phải xác định loại tiền phải nộp như tiền thuế hay tiền phạt nộp chậm…

Sau khi đã xác định được thì doanh nghiệp tiến hành tra cứu Mã tiểu mục nộp thuế trên Phụ lục III – Danh mục mã mục, tiểu mục (ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Ví dụ mã tiểu mục

Tiểu mục nộp thuế môn bài

Mức thuế môn bàiVốn điều lệ đăng kýTiểu mục

Mức thuế

Thuế môn bài Bậc 1Trên 10 tỷ28623.000.000 đ
Thuế môn bài Bậc 2Từ 10 tỷ đồng trở xuống28632.000.000 đ
Thuế môn bài Bậc 3Chi nhánh, VPDD, địa điểm28641.000.000 đ

Mã tiểu mục nộp thuế thu nhập cá nhân

– Mã tiểu mục nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công: 1001

– Mã tiểu mục nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán): 1005

– Mã tiểu mục nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán: 1015

– Mã tiểu mục tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân: 4917

– Mã tiểu mục phạt vi phạm hành chính thuế thu nhập cá nhân: 4268

Mã tiểu mục nộp tiền vi phạm hành chính (trừ thuế thu nhập cá nhân)

– Mã tiểu mục vi phạm hành chính (trừ thuế TNCN): 4254

– Mã tiểu mục tiền chậm nộp của vi phạm hành chính (trừ thuế TNCN): 4272

Mã tiểu mục nộp thuế tài nguyên

– Mã tiểu mục nộp thuế tài nguyên: 1599

– Mã tiểu mục nộp tiền chậm nộp thuế tài nguyên: 4927

Mã tiểu mục nộp thuế hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay, với việc hộ kinh doanh cá thể đa số đã được chuyển đổi sang hình thức kê khai, mã tiểu mục nộp thuế hộ kinh doanh cá thể đang là vấn đề được nhiều hộ kinh doanh quan tâm. Sau đây, Luật Trần và Liên Danh xin gởi đến các hộ kinh doanh cá thể 2 mã tiểu mục dùng để nộp thuế hàng tháng/quý, cụ thể như sau:

Mã tiểu mục nộp thuế GTGT hộ kinh doanh, mã tiểu mục: 1701

Mã tiểu mục nộp thuế thu nhập cá nhân hộ kinh doanh cá thể, mã tiểu mục: 1003

Mã tiểu mục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

– Mã tiểu mục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: 1757

– Mã tiểu mục tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: 4934

Tiểu mục 1701 là gì?

+ Tiểu mục 1701: Thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất, kinh doanh trong nước;

+ Tiểu mục 1702: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền);

+ Tiểu mục 1703: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền;

+ Tiểu mục 1704: Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu, khí thiên nhiên (không kể thuế giá trị gia tăng thu theo hiệp định, hợp đồng thăm dò, khai thác dầu, khí);

+ Tiểu mục 1705: Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết;

+ Tiểu mục 1749: Khác (Bao gồm cả thu nợ về thuế doanh thu).

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng; là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.

Các đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Trên đây là nội dung bài viết tiểu mục 1701 là gì? của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi