Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1211 Lượt xem

Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay

Hành vi lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh khác đã gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhà sản xuất kinh doanh có uy tín, danh tiếng bị xâm phạm đồng thời hành vi đó đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng do bị lừa dối;

Trong thời đại ngày nay, cụ thể là vào thế kỷ XXI này, tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đang phát triển cũng như các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung cao sang nền kinh tế thị trường thì việc quy định những chuẩn mực pháp lý nhằm đảm bảo cho việc cạnh tranh lành mạnh là cần thiết, bên cạnh việc chống cạnh tranh không trung thực.

Vậy Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau.

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của con người và nếu xét về mặt tích cực của nó thì hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm trong việc chiếm lĩnh thị trường luôn được các nhà sản xuất quan tâm.

Đặc biệt ở Việt Nam từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 là mốc lịch sử cực kỳ quan trọng của quá trình đổi mới, bởi vì lần đầu tiên hình thành một cách toàn diện nhất những mục tiêu, nội dung, phương thức và hướng đổi mới. Một trong những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới đó là Việt Nam chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung ở mức độ tương đối cao, toàn diện trên cơ sở công hữu hóa về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu.

Nền kinh tế Việt Nam qua quá trình chuyển đổi không ít những cản trở, phức tạp (do cơ chế bao cấp mang lại) đã là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và lưu thông sản phẩm, hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp của nhà nước cũng như của tư nhân đều được quyền tự chủ hạch toán trong sản xuất, kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường trong và ngoài nước.

Để thực hiện chính sách mở cửa, chủ động hội nhập trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã thu được những thành công đáng kể, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới có nền kinh tế thị trường, việc tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật là biện pháp tốt nhất để đáp ứng quy luật phát triển của nền kinh tế theo quy luật cung cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế như vậy, đối nghịch với hành vi kinh doanh lành mạnh, trung thực là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu trung thực.

Nhằm bảo đảm sự công bằng, đúng pháp luật trong sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, sự cần thiết đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam phải ban hành Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh được ban hành nhằm đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh bằng việc buộc các bên tham gia cạnh tranh phải tuân theo những chuẩn mực pháp lý nhất định. Trong Công ước Paris và Hiệp định TRIPS cũng đều có những quy định vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh. Điều 10 Bis Công ước Paris nêu ra danh mục không toàn diện về ba loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

– Các hành vi có thể gây ra sự nhầm lẫn;

– Các hành vi làm mất uy tín của các bên cạnh tranh;

– Các hành vi có thể lừa dối công chúng.

Nội dung của Công ước Paris quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải cấm tất cả các hành vi tạo ra sự nhầm lẫn dưới bất kỳ hình thức nào với cơ sở kinh doanh, hàng hóa hoặc các hoạt động thương mại và công nghiệp của bên cạnh tranh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong quá trình kinh doanh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, bao bì, hình dáng màu sắc hay bất kỳ dấu hiệu phân biệt nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ sở kinh doanh mà đó chính là các đối tượng để có thể gây nên sự nhầm lẫn.

Hành vi gây ra sự nhầm lẫn thường được thể hiện trong việc tạo ra các dấu hiệu có những yếu tố tương tự với mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có trình độ trung bình về nguồn gốc thương mại hàng hóa, dịch vụ. Sự nhầm lẫn thường xảy ra trong một số lĩnh vực chỉ dẫn xuất xứ thương mại, nhầm lẫn về kiểu dáng sản phẩm và theo đó bị nhầm về chất lượng sản phẩm.

Chủ thể cạnh tranh không lành mạnh đã cố ý tạo ra một ấn tượng giả về các sản phẩm, dịch vụ của bên bị cạnh tranh. Bản thân những ấn tượng giả đó là thông tin không đúng, thiếu trung thực nhưng vẫn có thể đánh lừa được công chúng, khách hàng, do vậy bên cạnh sự cạnh tranh lành mạnh (trung thực) bị mất khách hàng, trong nhiều trường hợp thương trường của người cạnh tranh lành mạnh còn có nguy cơ mất hẳn.

Do vậy, khách hàng vừa là đối tượng vừa là đối tác mà người thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào và tác động một cách trực tiếp. Xét về một khía cạnh khác do hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đồng thời xâm phạm đến quyền của chủ thể kinh doanh trung thực và lợi ích không chỉ về mặt tài sản của người tiêu dùng. Các hành vi lừa dối mang bản chất của hành vi cố ý v.V…

Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành, ở Việt Nam, việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương V Nghị định số 54/CP, Điều 24 của Nghị định đã quy định những dấu hiệu của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các hành vi sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích:

– Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

– Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

– Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ… cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.

Tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 54/CP còn quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh tồn tại ở một mức độ nghiêm trọng hơn, dấu hiệu của hành vi này được biểu hiện ở sự chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp là những hành vi trái pháp luật và thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

– Thứ nhất, chủ thể cạnh tranh không lành mạnh đã cố ý lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình để chiếm lĩnh thương trường, thu lợi nhuận không chính đáng và không phù hợp với danh tiếng, uy tín độc lập của mình.

Danh tiếng, uy tín của người sản xuất kinh doanh là quyền nhân thân theo đặc điểm của nó gắn liền với chủ thể sản xuất kinh doanh và không thể chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thể kinh doanh khác, trái với ý chí của chủ thể có danh tiếng, uy tín đó. Danh tiếng, uy tín của chủ thể kinh doanh không phải là tài sản nhưng lợi ích tài sản của chủ thể tăng giảm đáng kể theo tỷ lệ thuận với danh tiếng, uy tín của mình trên thương trường.

Như vậy, có thể kết luận rằng uy tín, danh tiếng của chủ thể sản xuất, kinh doanh là điều kiện, tiền đề quan trọng đôi khi còn có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh. Hành vi lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh về bản chất là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của chủ thể có uy tín, danh tiếng đó, đồng thời còn là hành vi gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất bị cạnh tranh không lành mạnh.

Theo logic, người ta chỉ lợi dụng hay chiếm đoạt trái phép những lợi ích, những thứ mà người ta chưa có hoặc không thể có được nhằm mang lại cho mình những lợi ích tương đương trong quan hệ với người thứ ba. Hành vi lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh của mình là hành vi cố ý nhằm chiếm lĩnh thương trường và hậu quả của hành vi đó đã làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhà sản xuất bị lợi dụng uy tín, danh tiếng đó.

– Hành vi lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh của mình một mặt làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất khác bị lợi dụng. mặt khác sự lợi dụng đó gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết chọn lựa hàng hóa, dịch vụ hoạt động kinh doanh.

Những dấu hiệu trên, xét về lĩnh vực Luật Dân sự, hành vi của người cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng và thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:

– Hành vi lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhà sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh của mình là hành vi trái pháp luật;

– Hành vi lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh khác đã gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhà sản xuất kinh doanh có uy tín, danh tiếng bị xâm phạm đồng thời hành vi đó đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng do bị lừa dối;

– Những thiệt hại đã gây ra cho nhà sản xuất, kinh doanh có uy tín, danh tiếng bị chiếm đoạt, bị sử dụng và những thiệt hại của người tiêu dùng về tài sản do hành vi lừa dối của người lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhà sản xuất khác gây ra xác định được;

– Hành vi của người xâm phạm luôn tồn tại ở hình thức lỗi cố ý.

Thỏa mãn 4 điều kiện trên, người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người bị thiệt hại. Những người bị thiệt hại trong trường hợp này bao gồm chủ sản xuất, kinh doanh có uy tín, danh tiếng và thành quả đầu tư bị lợi dụng, bị chiếm đoạt và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm do bị lừa dối.

Hay nói cách khác, chỉ dẫn thương mại bị sử dụng trái phép đã làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thì hành vi của người sử dụng trái phép chỉ dẫn thương mại đó phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Cấu tạo của chỉ dẫn thương mại có thể bao gồm các yếu tố sau:

Là bất kỳ dấu hiệu, biểu tượng, cách bố trí nào đưa thông tin đến người tiêu dùng để họ nhận biết rõ một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường có xuất xứ từ một cơ sở thương mại cụ thể, kể cả trong trường hợp nguồn gốc đó không được biết đến bởi chính các chỉ dẫn trên hàng hóa dịch vụ đó.

Chỉ dẫn thương mại còn được thể hiện dưới dạng tên thương mại hay kiểu dáng sản phẩm. Khi đề cập chỉ dẫn thương mại, sự cần thiết phải phân biệt với “nhãn hiệu dịch vụ”. Nhãn hiệu dịch vụ gồm các yếu tố như một chữ, một khẩu hiệu, hình ảnh hoặc bất kỳ biểu tượng nào khác được dùng để xác định hoặc phân biệt một dịch vụ và phổ biến là được dùng trong dịch vụ khách sạn, cửa hàng ăn uống, dịch vụ bán hàng, dịch vụ đầu tư và nó khác với một sản phẩm.

Về “Thương hiệu” cũng có nhiều quan điểm khác nhau vì việc nhận biết thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa là vấn đề do chính những yếu tố cấu thành nhãn hiệu hàng hóa có những nét tương đồng với thương hiệu. Vậy thương hiệu là gì? Tại trang 43 của Intellectual Propenty Rights do văn phòng các chương trình thông tin quốc tế Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hành đã xác định “thương hiệu” như sau: “Một chữ, khẩu hiệu, kiểu dáng, hình ảnh, hoặc các biểu tượng khác được dùng để xác định và phân biệt hàng hóa.

Bất kỳ biểu tượng phân biệt nào bao gồm một chữ, kiểu dáng hoặc hình dạng của sản phẩm hoặc Container đáp ứng yêu cầu về pháp lý như một thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu chung, nhãn hiệu chứng nhận, tên thương mại hoặc hình thức thương mại. Mọi hàng hóa theo quy định của pháp luật thì cần phải có nguồn gốc và được quản lý bằng một nguồn duy nhất và thường có một mức chất lượng như nhau”, “Một thương hiệu bị vi phạm bởi một người khác nếu việc sử dụng thương hiệu của người đó gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc, hỗ trợ, quan hệ hoặc tài trợ”.

– Trong đa số trường hợp có thể coi “thương hiệu” là “nhãn hiệu hàng hóa”. Song cách dùng này trong một số trường hợp có thể gây nhầm lẫn “thương hiệu” với “xuất xứ hàng hóa”. Ví dụ khi nói đến nước mắm mang thương hiệu Phú Quốc” (chúng ta) không nên nhầm lẫn “Phú Quốc” là một nhãn hiệu hàng hóa. Theo luật Việt Nam, thương hiệu “Phú Quốc” trong trường hợp này là tên gọi xuất xứ hàng hóa. Tên gọi xuất xứ hàng hóa Phú Quốc là tài sản quốc gia, không thể chuyển nhượng hay chuyển giao như các nhãn hiệu hàng hóa khác được.

Một ví dụ khác, khi nói “máy tính mang thương hiệu Việt Nam” hay “Made in Vietnam” thì không thể hiểu “thương hiệu” là “nhãn hiệu hàng hóa” trong trường hợp này.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với tư cách là chủ thể của quan hệ thương mại, kinh tế, dân sự thì các doanh nghiệp phải dùng tên thương mại của chính mình để giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước và trong các hoạt động thương mại của mình với các doanh nghiệp khác. Tên thương mại phải chứa đựng thành phần phân biệt, thành phần xác định hình thức doanh nghiệp và có thể bao gồm cả thành phần chỉ lĩnh vực kinh doanh.

Một doanh nghiệp chỉ có thể có một tên thương mại (tên đối nội và tên đối ngoại). Ngược lại, khác với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.

Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, theo đó một doanh nghiệp còn có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu hàng hóa của một doanh nghiệp có chứa đựng yếu tố phân biệt trong tên thương mại.

Các doanh nghiệp sẽ lúng túng trong việc nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp không biết mình sẽ phải đăng ký thương hiệu” hay “nhãn hiệu hàng hóa”. Nhiều doanh nghiệp từ lâu đã quen với khái niệm nhãn hiệu hàng hóa, nay tiếp cận khái niệm thương hiệu mà không rõ nó là cái gì và có được pháp luật bảo hộ không, khiến họ lúng túng.

Khái niệm “thương hiệu” chưa được ghi nhận trong pháp luật hiện hành… Mốt sử dụng khái niệm “thương hiệu” đã và đang cản trở việc thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thương hiệu nếu muốn được sử dụng thì chỉ có thể sử dụng với nội hàm của khái niệm tên thương mại được pháp luật quy định… Nếu thương hiệu thực sự là một đối tượng mới của sở hữu công nghiệp như kiểu con chíp, giống cây trồng… thì phải bổ sung vào các văn bản pháp luật.

Trong lúc chưa xác định được nội hàm thực sự của thương hiệu và chưa chính thức quy định nó trong văn bản pháp luật thì tuyệt đối không thể dùng khái niệm thương hiệu thay thế cho các phạm trù pháp lý là nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại đã định hình vững chắc trong hệ thống pháp luật. Việc sử dụng sự thay thế này không thể chấp nhận từ giác độ pháp luật.

Thứ nhất, khi sử dụng một thuật ngữ mới để chỉ một đối tượng trong quan hệ pháp luật nói chung và trong quan hệ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sự cần thiết phải dựa trên cơ sở pháp luật đã quy định về các yếu tố, điều kiện cấu thành đối tượng đó theo nguyên tắc nào. Nếu không dựa vào những quy định của pháp luật để xác định một thuật ngữ thì khó tránh khỏi việc sử dụng thuật ngữ tùy tiện từ phía thương trường còn đậm yếu tố tự phát và theo đó gây ra những rối loạn trong việc xác định loại đối tượng đó là gì;

Thứ hai, phải ngăn chặn việc dùng thuật ngữ không chính thức được quy định trong pháp luật mà thuật ngữ đó hoặc là học mót của nước ngoài, hoặc là cách gọi trên thương trường hoặc do cách sinh dùng chữ nghe có vẻ kêu nhưng xa lạ với những quy định của pháp luật;

Thứ ba, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình khi thực hiện dịch vụ quảng cáo hàng hóa không nên theo lời quảng cáo nguyên văn của chủ thể kinh doanh mà cần phải biên tập lại những thuật ngữ theo chuẩn mực pháp lý được quy định trong pháp luật hiện hành và đã được giải thích bởi các văn bản đó.

– Như vậy, thuật ngữ “thương hiệu” chưa được sử dụng trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thì phải được loại bỏ trong việc sử dụng khi quảng cáo, lưu thông, yêu cầu bảo hộ do chủ thể kinh doanh tiến hành. Tránh tình trạng sử dụng thuật ngữ mà không lột tả được nội dung của thuật ngữ.

Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp là việc bảo hộ quyền của các chủ thể sản xuất kinh doanh hợp pháp được thể hiện ở chỗ tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm (cạnh tranh không lành mạnh) phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Những quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị xâm phạm do người thực hiện việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp gây ra thì Hội Người tiêu dùng, Hội Nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân có quyền đại diện cho các hội viên của mình thực hiện các yêu cầu tương tự như các quyền mà pháp luật quy định đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh bị xâm phạm bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chủ thể kinh doanh khác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi