Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thừa kế quyền tài sản đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 753 Lượt xem

Thừa kế quyền tài sản đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Có quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Khách hàng quan tâm đến Thừa kế quyền tài sản đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

 – Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

– Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

– Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản do sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Có quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc sử dụng đối tượng sở hữu xông nghiệp như: Sản xuất sản phẩm được bảo hộ; Áp dụng quy trình được bảo hộ; Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thống sản phẩm quy định tại điểm c khoản này; Nhập khẩu sản phẩm theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ:

– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi: Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này; Nhập khẩu sản phẩm;

Luật Sở hữu trí tuệ quy định về sử dụng thiết kế bố trí

Theo khoản 3 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về sử dụng thiết kế bố trí như: Sao chép; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ; Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ; Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

1. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi: Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa; Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

2. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi: Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

3. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Người thừa kế quyền tác giả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là thừa kế khoản thù lao mà tác giả tạo ra các sản phẩm trí tuệ là sáng chế, kiểu dáng công nghệp, thiết kế bố trí. Theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ, thì chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được xác định:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. .

– Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Quyền đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được xác định như nào?

Quyền đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được xác định theo hiệu lực của Bằng bảo hộ. Theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, Bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Thời hạn được bảo hộ của các giải pháp kỹ thuật được quy định như sau:

Thứ nhất, Bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai, Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Thứ ba, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Thứ tư, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Thứ năm, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Thứ sáu, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Thứ bảy, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể

( Theo quy định tại Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ, việc duy trì, gia hạn hiệu lực Bằng bảo hộ phải theo những thủ tục:

1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ Bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ Bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

3. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực Bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Trong trường hợp chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ thì quyền tài sản cũng không được bảo hộ. Theo Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ quy định những nguyên nhân làm chấm dứt hiệu lực của Bằng bảo hộ:

1. Chủ Bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

2. Chủ Bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

3. Chủ Bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

4. Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

5. Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

6. Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

7. Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

8. Trong trường hợp chủ Bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

9. Trong trường hợp chủ Bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ Bằng bảo hộ.

10. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực Bằng bảo hộ.

Hiệu lực Bằng bảo hộ được xác định?

Theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ, việc hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ được xác định:

1. Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

2. Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ.

3. Bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp Bằng bảo hộ, trừ trường hợp bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

5. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ.

6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu. Khoản tiền mà chủ sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả cho tác giả, sau khi tác giả qua đời thì những người thừa kế của tác giả được hưởng khoản tiền này.

Quyền tài sản của những người thừa kế đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp do tác giả để lại sau khi qua đời được chuyển cho những người thừa kế hợp pháp của tác giả. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả mà chủ sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện trong thời hạn các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Bà Căn cứ theo mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp:

Thứ nhất, mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả là 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

Thứ hai, mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả là 15 % tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Theo quy định tại khoản 3 Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ, trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, thì mức thù lao quy định như trên đây là mức dành cho tất cả các đồng tác giả cùng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được áp dụng.

Do vậy, người thừa kế của tác giả là đồng tác giả với những người khác, được nhận phần thù lao tương ứng với phần của mỗi đồng tác giả khác. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được chuyển cho những người thừa kế hợp pháp của tác giả trong thời gian các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mà tác giả tạo ra được bảo hộ. Cụ thể như sau:

– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. 

– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

– Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn hoặc kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

– Ông Nguyễn Văn A tạo ra sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, được cấp bằng độc quyền sáng chế vào tháng 01 năm 2008. Sáng chế của ông Nguyễn Văn A được chủ sở hữu là Công ty M áp dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, lợi nhuận thu về rất lớn.

Ông Nguyễn Văn A đột ngột qua đời vào tháng 10 năm 2017, không để lại di chúc.

Vào tháng 10 năm 2018, Công ty M đã thống báo cho anh C, anh D là con của ông A về việc công ty áp dụng giải pháp kỹ thuật của ông A và số tiền làm lợi cho Công ty M từ cuối năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 là 7000.000.000 đ (bảy tỷ đồng). Yêu cầu anh C và anh D đến ngân hàng có tài khoản của công ty để làm thủ tục chuyển tiền thù lao theo quy định của pháp luật. Có TT Theo sự kiện trên, số tiền làm lợi cho Công ty M là 7 tỷ đồng, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ, tiền thù lao là di sản thừa kế trả cho anh C và D là: 7.000.000.000 đ x 10 % = 700.000.000 đồng.

Vậy anh C và D được thừa kế tiền thù lao này: C=D=700.000.000 : 2 = 350 triệu

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi