Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Thua cá độ bóng đá không trả tiền có được không?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1655 Lượt xem

Thua cá độ bóng đá không trả tiền có được không?

Người có hành vi thực hiện cá độ bóng đá sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế tại Việt Nam nên hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật Việt Nam cấm. Vậy trường hợp chơi cá độ bóng đá, Thua cá độ bóng đá không trả tiền có được không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin.

Cá độ là gì ?

Cá độ là hành vi dùng tiền hay tài sản khác để đánh cuộc về việc phỏng đoán kết quả của một sự kiện sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc, hay còn hiểu là cuộc ăn thua bằng tiền về tỉ số thắng, thua của trận đấu thể thao.

Cá độ thường có tổ chức chặt chẽ, quy mô lớn, nhiều người cùng tham gia thông qua một chủ thể giữ vai trò trung gian. Chủ thể này là người đặt ra điểu kiện đồng thời là đầu mối tiếp nhận và thanh toán quyền lợi cho người tham gia trên cơ sở nội dung đã giao kết. Mọi hành vi cá độ dưới bất kì hình thức nào đều bị coi là hành vi tổ chức đánh bạc hay đánh bạc và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cá độ bóng đá là gì?

Cá độ bóng đá là hành vi dùng tiền hay tài sản khác để đánh cuộc về việc phỏng đoán kết quả của một trận thi đấu bóng đá sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc hay chưa có kết quả chung cuộc.

Cá độ bóng đá là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến và đây cũng là vấn đề gây nhức nhối và đáng lên án trong xã hội hiện nay. Bởi lẽ, hành vi cá độ bóng đã đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đối với những người tham gia mà còn cả gia đình, người thân và cả xã hội. Hành vi cá độ bóng đá, trọi gà ăn tiền được xem như các hình thức đánh bạc.

Nhà nước có cấp phép cho hoạt động cá độ bóng đá không?

Theo Nghị định 06/2017/NĐ-CP thì kể từ ngày 31/3/2017, Chính phủ cho phép doanh nghiệp được phép tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế tại Việt Nam.

Tuy nhiên hình thức kinh doanh này có điều kiện và không được nhà nước khuyến khích phát triển và chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Những đơn vị được kinh doanh hình thức này phải được cơ quan nhà nước cấp phép mới được hoạt động.

Theo đó, Các hoạt động liên quan đến kinh doanh cá độ phải được thực hiện minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia. Song đến thời điểm hiện tại chưa có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và được cấp phép. Vì vậy, hành vi cá độ bóng đá dưới bất kì hình thức nào trong kỳ World Cup 2022 là hành vi bị pháp luật Việt Nam cấm. Vậy Thua cá độ bóng đá không trả tiền có được không? Mời Khách hàng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Thua cá độ bóng đá không trả tiền có được không?

Như chúng tôi đã chia sẻ tại, Nghị định 06/2017/NĐ-CP có hiệu lực đã quy định hợp thức hóa việc kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế thông qua việc thí điểm loại hình kinh doanh này.

Tuy nhiên hiện nay mô hình này vẫn chưa được phổ biến thực hiện. Vây nên về việc trả độ cá cược bóng đá, theo nguyên tắc thông thường của việc cá cược này thì người thua phải trả độ cho người thắng theo mức tiền thỏa thuận ban đầu dựa vào kết quả trong 1 trận đấu bóng đá.

Như vậy việc cá độ này có thể bị xác định là giao dịch dân sự bị vô hiệu, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Theo đó, hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm do đó đây là căn cứ để vô hiệu hóa giao dịch dân sự đã xác lập giữa các bên trước đó.

Đồng thời căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu đã bị xác định là vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do đó, người thua cá độ bóng đá không cần phải thực hiện việc trả độ cho bên thắng theo thỏa thuận trước đó.

Hành vi cá độ bóng đá bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi thực hiện cá độ bóng đá sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Về xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 5. Hành vi đánh bạc trái phép

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Theo đó, người có hành vi cá độ bóng đá online có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Mức xử phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức xử phạt trên là gấp đôi.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Thua cá độ bóng đá không trả tiền có được không? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi