Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào?
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 271 Lượt xem

Thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào?

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thì cần phải hoàn tất các thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế theo quy định. Vậy trường hợp nào phải đổi giấy phép lữ hành quốc tế, Thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giấy phép lữ hành quốc tế là gì?

Giấy phép lữ hành quốc tế là một tài liệu cho phép chủ sở hữu lái xe trong quốc gia của mình điều khiển xe ô tô hoặc mô tô tại các quốc gia khác, đây không phải là một giấy phép lái xe thay thế mà chỉ là một phiên bản dịch thuật của giấy phép lái xe quốc ga hiện có giúp các quốc gia khác dễ dàng đọc và hiểu thông tin về kỹ năng lái xe của chủ sở hữu.

Giấy phép lữ hành quốc tế thường có thời hạn hạn chế và yêu cầu người sở hữu cần phải giữ cả giấy phép lái xe quốc gia của mình khi sử dụng.

Điều kiện để được cấp giấy phép lữ hành quốc tế

Trước khi tìm hiểu về Thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào? cần năm được điều kiện để được cấp giấy phép lữ hành quốc tế như sau:

Điều kiện về chủ thể xin giấy phép lữ hành quốc tế

– Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Người phụ trách kinh doanh phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành bậc cao đẳng trở lên. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

+ Quản trị lữ hành;

+ Điều hành tour du lịch;

+  Marketing du lịch;

+ Du lịch;

+ Du lịch lữ hành;

+ Quản lý và kinh doanh du lịch;

+ Quản trị du lịch MICE;

+ Đại lý lữ hành;

+ Hướng dẫn du lịch;

+ Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;

+ Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện về tài chính

Khi xin giấy phép lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Ký quỹ doanh nghiệp lữ hành là việc doanh nghiệp liên hệ với ngân hàng để được ký quỹ (gửi một số tiền bắt buộc vào tài khoản ký quỹ) đến khi nào hết kinh doanh hoạt động lữ hành thì mới được rút ra.

Việc lý quý khi kinh doanh hoạt động lữ hành quốc tế là một điều kiện bắt buộc doanh nghiệm phải thực hiện khi muốn kinh doanh hợp pháp, đúng quy định của pháp luật. Hoạt động lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên nhà nước ràng buộc và điều kiện ký quý là dùng để quản lý doanh nghiệp được dễ hàng và chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

Trường hợp nào phải đổi giấy phép lữ hành quốc tế?

Các doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Tổng cục du lịch cấp.  

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật du lịch 2017 quy định về cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Điều 35. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế trong trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đnăg ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Vậy thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.

Thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào?

Thủ tục đổi giấy phép lữ hành được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đổi giấy phép lữ hành quốc tế

Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

– Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh theo quy định khi thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Mẫu đơn cấp đổi giấy phép lữ hành quốc tế

Trong hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lữ hành quốc tế thì đơn cấp đổi giấy phép lữ hành quốc tế là một tài liệu không thể thiếu, quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn đề nghị cấp đổi giấy phép lữ hành được quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL sau đây:

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
….(1)… GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH ………(2)……….

Kính gửi: …………………(3)………………..

1. Tên doanh nghiệp (chữ in hoa):……………………………………………………………………….

Tên giao dịch:………………………………………………………………………………………………..

Tên viết tắt:……………………………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………………………….- Fax:…………………………………………………

Website:…………………….- Email:……………………………………………………………………..

3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:……………………………………..

…………………………………………………….Giới tính:…………………………………………….

Chức danh:……………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …../……./……..Dân tộc:…………… Quốc tịch:……………………………………….

Giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu số:………………..……. cấp ngày: ……/…. /……. Nơi cấp: ……………………………………………..

Email: ……………………………………… Điện thoại:……………………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

4. Tên, địa chỉ chi nhánh (nếu có):……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

5. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có):…………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số…………………. cấp ngày…./…… /…. nơi cấp:……………………………………………………

7. Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành ………(2)……..số …………………….do:……………… cấp ngày……. tháng…… năm………

8. Tài khoản ký quỹ số………………………..… tại ngân hàng……………………………………

9. Lý do đề nghị……(1)……………… giấy phép:…………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị ……………..(3)…………(1)………. giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành ……..(2)……… cho doanh nghiệp.

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị….(1)…. giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi:

(1) Cấp lại (trong các trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Du lịch), cấp đổi (trong các trường hợp quy định tại Điều 35 Luật Du lịch).

(2) Quốc tế hoặc nội địa;

(3) Tổng cục Du lịch (trong trường hợp đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố… (trong trường hợp đề nghị cấp đi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).

Thu hồi giấy phép lữ hành quốc tế trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật du lịch 2017 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;

– Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch 2017;

– Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Du lịch 2017;

– Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;

– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;

– Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật Du lịch 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

– Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch 2017 và Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Du lịch 2017 chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.

Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;

Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh; Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật Du lịch 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.

Mong rằng nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích về thủ tục đổi giấy phép lữ hành quốc tế như thế nào? để quý độc giả tham khảo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi