Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Thời lượng quảng cáo tối đa trên truyền hình bao lâu?
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 266 Lượt xem

Thời lượng quảng cáo tối đa trên truyền hình bao lâu?

Quảng cáo có vai trò quan trọng trong tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thời lượng quảng cáo tối đa trên truyền hình bao lâu?

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Quảng cáo có vai trò quan trọng trong tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thông qua quảng cáo, người tiêu dùng sẽ biết được những chức năng, lợi ích, công dụng của sản phẩm cũng như thương hiệu, giá cả, địa điểm để mua sản phẩm… qua đó, quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, khai thác thị trường một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, quảng cáo còn giúp doanh nghiệp duy trì thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

>>>>> Tham khảo bài viết: Giấy phép quảng cáo

Thời lượng quảng cáo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định về thời lượng quảng cáo như sau:

“Thời lượng quảng cáo là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; thời gian quảng cáo trong tổng thời gian của một chương trình văn hoá, thể thao; thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.”

Thời lượng quảng cáo tối đa trên truyền hình bao lâu?

Thời lượng quảng cáo trên truyền hình được quy định tại Điều 22, Luật Quảng cáo năm 2012 như sau:

– Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo;

Phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.

– Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.

– Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:

+ Chương trình thời sự;

+ Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

– Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút.

Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.

– Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình.

Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.

– Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;

+ Ý kiến của cơ quan chủ quản;

+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.

– Trong trường hợp cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. 

+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;

+ Bản sao có chứng thực giấy phép đang có hiệu lực.

– Trình tự, thủ tục cấp giấy phép được thực hiện như sau:

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí;

Trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét, cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung cho cơ quan báo chí;

Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo hoặc cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung;

Cơ quan cấp giấy phép phải gửi bản sao giấy phép đã cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính để phối hợp trong công tác quản lý.

Yêu cầu về nội dung quảng cáo

Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo là:
+ Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
+ Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Trên đây là nội dung bài viết Thời lượng quảng cáo tối đa trên truyền hình bao lâu? của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi