Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Thi viên chức là gì? Thi viên chức như thế nào?
  • Thứ bẩy, 04/06/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 6784 Lượt xem

Thi viên chức là gì? Thi viên chức như thế nào?

Hiện nay, quy trình thi tuyển viên chức đang được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 8 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định 29 năm 2012 của Chính phủ.

Thi tuyển viên chức cần trải qua những vòng thi nào? Hình thức thi, nội dung thi gồm những gì?…Đây là vấn đề được rất nhiều người mong muốn trở thành quan tâm, tìm hiểu.

Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thông tin liên quan đến Thi viên chức là gì? Thi viên chức như thế nào? Để Khách hàng có thêm các thông tin hữu ích.

Thi Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy thi viên chức là một hoạt động được tổ chức có kế hoạch, được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền sử dụng và quản lý viên chức. Thi viên chức là hình thức kiểm tra, sát hạch nhằm tuyển dụng người có đủ năng lực, trình độ và đáp ứng các điều kiện, tiêu chí dựa trên yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Khi đơn vị sự nghiệp công lực có chỉ tiêu tuyển dụng viên chức, sẽ có kế hoạch tuyển dụng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Vậy Thi viên chức như thế nào? Cùng theo dõi phần tiếp theo trong bài viết để nắm được Quy trình, thủ tục thi tuyển viên chức chi tiết nhất.

Quy trình, thủ tục thi tuyển viên chức chi tiết nhất

Hiện nay, quy trình thi tuyển viên chức đang được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 8 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định 29 năm 2012 của Chính phủ. Cụ thể:

Bước 1: Thông báo tuyển dụng và nhận phiếu đăng ký dự thi

– Cơ quan, đơn vị tuyển dụng thông báo công khai ít nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của mình;

– Người dự thi viên chức nộp phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu) trực tiếp tại điểm tiếp nhận hoặc gửi qua đường bưu chính.

Lưu ý: Thời gian nhận phiếu đăng ký dự thi là 30 ngày kể từ ngày có thông báo tuyển dụng công khai.

Bước 2: Tổ chức thi tuyển

Việc thi tuyển viên chức được tiến hành thông qua 02 vòng thi, cụ thể:

– Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính (nếu không có điều kiện thì thi trắc nghiệm trên giấy) gồm 60 câu kiến thức chung, 30 câu ngoại ngữ và 30 câu tin học. Trong đó, có một số trường hợp được miễn ngoại ngữ, tin học;

– Vòng 2: Thi phỏng vấn hoặc thực hành hoặc thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành với các nội dung về kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệm vụ của người dự thi theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Bước 3: Xác định người trúng tuyển

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải đáp ứng các điều kiện:

– Có kết quả điểm thi vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;

– Số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) lấy từ cao xuống thấp trong khoảng chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí.

Đặc biệt, nếu có từ 02 người trở lên có kết quả bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì chọn người có điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển. Nếu vẫn không xác định được sẽ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định.

Bước 4: Phúc khảo và thông báo kết quả thi tuyển

Kết quả và danh sách dự kiến người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tuyển dụng viên chức.

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả, người dự thi có thể gửi đơn phúc khảo kết quả thi nếu vòng 2 được thực hiện bằng hình thức thi viết. Và kết quả phúc khảo sẽ được công bố chậm nhất 15 ngày sau khi hết hạn nhận đơn phúc khảo.

Khi đó, kết quả trúng tuyển chính thức sẽ được gửi đến địa chỉ mà người dự thi đã đăng ký. Trong thời gian ghi trên thông báo, người trúng tuyển phải xuất trình được bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên (nếu có) để hoàn thiện hồ sơ và ký Hợp đồng làm việc.

Nếu người trúng tuyển không hoàn thiện hồ sơ, có hành vi gian lận khi kê khai phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện dùng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.

Giáo viên có phải thi công chức không?

Bên cạnh việc thắc mắc Thi viên chức là gì? Thi viên chức như thế nào? Thì nhiều người lại thắc mắc Giáo viên có phải thi công chức không? Trước hết, để trả lời cho câu hỏi Giáo viên có phải thi công chức không? Thì ta phải xét giáo viên là công chức hay viên chức?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ quy định này, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.

Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ. Về lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến một số trường như:

– Trường Đại học Luật TP. HCM.

– Trường đại học sư phạm Hà Nội.

– Viện nghiên cứu cao cấp về Toán…

Quy định về giáo viên thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức. Do đó nếu là giáo viên thì không phải thi công chức.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Thi viên chức là gì? Thi viên chức như thế nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên tư vấn giải đáp sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi