Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc năm 2025
  • Thứ ba, 07/01/2025 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5714 Lượt xem

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc năm 2025

Tổ chức đánh bạc, được hiểu là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc. Gá bạc, được hiểu là hành vi cho thuê, cho mượn, hoặc đi thuê, đi mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tập tụ đánh bạc.

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc năm 2025 quy định như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết hơn.

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là gì?

Theo quy định tại Điều 322 – Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017 về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tư vấn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Đối với tổ chức đánh bạc: có hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia đánh bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia.

+ Đối với tội gá bạc: có hành vi cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, mượn địa điểm, phương tiện để người khác sử dụng làm nơi đánh bạc.

+ Địa điểm có thể là nhà ở, phòng làm việc, cơ sở kinh doanh…(được bố trí làm nơi đánh bạc).

+ Phương tiện có thể là xe, tàu…(loại phương tiện có thể bố trí thành nơi đánh bạc)

Lưu ý: Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc phải là trái phép, tức là không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.

– Dấu hiệu khác.

Ngoài dấu hiệu về hành vi nêu trên còn phải có một trong hai dấu hiệu bắt buộc sau đây:

+ Tổ chức đánh bạc, gá bạc với quy mô lớn. 

+ Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên;

+ Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công ngưòi canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, điện thoại…để trợ giúp cho việc đánh bạc;

+ Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nếu không thuộc trường hợp được coi là có quy mô lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc bị kết án về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến trật tự công cộng.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Về hình phạt

Mức phạt của tội này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ đến Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Đối với hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà có các hình thức xử lý khác...

Khởi tố là gì? Khởi tố khác truy tố như thế nào?

Khởi tố một khái niệm pháp lý được sử dụng trong pháp luật hình sự. Khái niệm khởi tố tuy không được định nghĩa bởi văn bản pháp luật nào, tuy nhiên qua những quy định về khởi tố và thực tế có thể hiểu khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình...

Hàng giả là gì?

Người phạm Tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội này thì có thể bị phạt tiền đến 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt...

Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại theo mới nhất

Đối với những vụ án đã đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra mà phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm...

Quy định về phạm tội chưa đạt theo quy định hiện hành

Người phạm tội “đã thực hiện tội phạm”, đây là dấu hiệu phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội, “Đã thực hiện tội phạm” có nghĩa người phạm tội đã thực hiện hành vị khách quan được mô tả trong...

Xem thêm