Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1506 Lượt xem

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật?

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là các hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi hoặc cho phép đưa vào khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh.

Câu hỏi:

Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư tư vấn giúp: Hành vi nào bị coi là tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật? Người phạm tội này bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thế nào là Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật?

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là hành vi đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; hoặc hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Căn cứ theo Điều 241 Bộ luật Hình sự 2015 Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tư vấn Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

Thứ nhất: Cấu thành Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

Khách thể của tội phạm:Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là tội xâm phạm đến sự an toàn của môi trường sinh thái mà trực tiếp là sự an toàn cho động vật, thực vật.

Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch.

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan: Người phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

Đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh;

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Hậu quả: Là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người nào thực hiện một trong các hành vi nói trên, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm thì mới xác định có dấu hiệu phạm tội.

Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi quy định của pháp luật hình sự. Ngoài ra, hành vi cho phép đưa vào Việt Nam các loại động vật, thực vật… mang bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, đó là người có chức vụ, quyền hạn trong việc kiểm dịch động vật, thực vật.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi phạm tội này có lỗi cố ý.

Các tình tiết tăng nặng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên

+ Hậu quả “Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện” trở lên.

Thứ hai: Khung hình phạt Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

– Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm;

– Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi