Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6570 Lượt xem

Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự 2024

Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự 2024 như thế nào? Cấu thành và hình phạt đối với tội cưỡng dẫm, tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

Thế nào là tội cưỡng dâm theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự về tội cưỡng dâm như sau:

“1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Cưỡng dâm 02 lần trở lên;

c) Cưỡng dâm 02 người trở lên;

d) Có tính chất loạn luân;

đ) Làm nạn nhân có thai;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tư vấn và bình luận về tội cưỡng dâm theo điều 143 Bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Cấu thành tội cưỡng dâm

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này gồm có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có hành vi giao cấu với người khác (là người bị lệ thuộc hoặc đang cần sự giúp đỡ do đang ở trong tình trạng quẫn bách) bằng cách dùng thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, đe doạ…

– Dấu hiệu khác.

Đối tượng bị hại phải là người có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Được hiểu là mối quan hệ lệ thuộc về nhiều mặt: về vật chất (như được nuôi dưỡng, được trợ giúp về điều kiện sinh sống..) về xã hội (như giữa giáo viên với học sinh, giữa bác sĩ với bệnh nhân), về tín ngưỡng (giữa tín đồ với người có chức sắc tôn giáo), về quan hệ gia đình (như giữa anh chị em cùng cha khác mẹ…), về công tác (như giữa thủ trưởng với nhân viên thuộc quyền…). Tất cả mối quan hệ nêu trên phải là mối quan hệ lệ thuộc thực sự, tức là người phạm tội phải có uy thế nhất định đối với người bị hại.

Người đang ở trong tình trạng quẫn bách: Được hiểu là trường hợp người bị hại đó đang gặp những khó khăn rất lớn về kinh tế… khó có thể khắc phục được hoặc đang gặp hiểm hoạ (như người thân đang mắc bệnh hiểm nghèo không có điều kiện về tài chính để đưa đi chữa trị, bản thân hoặc gia đình bị thiên tai bị phá sản… nên bị túng thiếu nghiêm trọng cần phải có ngay sự giúp đỡ).

Phải là miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội: Được hiểu là người bị hại chấp nhận giao cấu nhưng không phải tự nguyện mà do sự tác động bởi các thủ đoạn khống chế tư tưởng (như doạ dẫm, hứa hẹn, giúp đỡ…) của người phạm tội.

Ví dụ: Bác sĩ đặt điều kiện với bệnh nhân đang bị bệnh hiểm nghèo là cho giao cấu mới chữa trị cho người đó và nạn nhân (bệnh nhân) đã chấp nhận điều kiện đó đế được chữa trị.

Lưu ý:

+ Việc dùng thủ đoạn để khống chế tư tưởng bằng cách doạ dẫm ngưòi khác chưa phải đến mức thực sự làm họ khiếp sợ đến mức ý chí tự vệ bị tê liệt, nghĩa là họ vẫn còn khả năng kháng cự, tuy nhiên họ đã không kháng cự (đây là điểm khác biệt với trường hợp hiếp dâm, người bị hại đã tê liệt ý chí không kháng cự được) mà tự nguyện cho giao cấu một cách miễn cưỡng theo điều kiện mà người phạm tội đã đưa ra.

+ Tội phạm hoàn thành từ lúc người bị hại giao cấu với người phạm tội.

+ Việc đe doạ không phải là đe doạ dùng vũ lực.

+ Người bị hại là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên.

Khách thể:

Hành vi cưỡng dâm nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và sức khoẻ của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội cưỡng dâm thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, đồng thời còn xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.

Chủ thể:

Chủ thể của tội cưỡng dâm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời phải có mối quan hệ lệ thuộc với người bị hại hoặc có quan hệ nhất định trong việc giúp đỡ người bị hại thoát khỏi tình trạng quẫn bách.

Thứ hai: Về hình phạt đối với tội cưỡng dâm

Hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Được áp dụng đốì với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đốì với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:    

+ Nhiều người cưỡng dâm một người (xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Cưỡng dâm nhiều lần (từ hai lần trở lên).

+ Cưỡng dâm nhiều người (xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Có tính chất loạn luân (xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Làm nạn nhân có thai (việc xác định nạn nhân có thai hay không phải căn cứ vào kết quả giám định của cơ quan y tế chuyên môn).

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội giết người).

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%

trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội cưỡng dâm;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

– Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.

Thứ ba: Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Tham khảo thêm

Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 144 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự 2015:

“1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhiều người cưỡng dâm một người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bình luận về Tư vấn về tội cưỡng dâm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm trẻ em.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này gồm có các dấu hiệu sau đây:

– Về hành vi. Có hành vi giao cấu trẻ em là người bị lệ thuộc hoặc cần sự giúp đỡ bằng việc sử dụng thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, đe doạ…

– Dấu hiệu khác.

Trẻ em bị hại phải có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Được hiểu là mối quan hệ lệ thuộc về nhiều mặt như: về vật chất (được nuôi dưỡng, được trợ giúp các điều kiện sinh sống, được chăm sóc…), về xã hội (giữa giáo viên với học sinh, giữa bác sĩ với bệnh nhân), về tín ngưỡng (giữa tín đồ với nhiều có chức sắc tôn giáo); về gia đình (giữa anh chị em cùng cha khác mẹ…).

Tất cả mối quan hệ nêu trên phải là mối quan hệ lệ thuộc thực sự, tức là người phạm tội phải có uy thế nhất định đối với người bị hại là trẻ em (đây là dấu hiệu phân biệt với tội hiếp dâm trẻ em).

Nhìn chung các dấu hiệu của mặt khách quan của tội này giống với tội cưỡng dâm nhưng chỉ khác đối tượng nạn nhân là trẻ em.

Trẻ em đang ở trong tình trạng quẫn bách. Được hiểu là trường hợp trẻ em đó đang gặp những khó khăn rất lớn về kinh tế hoặc những khó khăn đặc biệt khác… khó có thể khắc phục được hoặc đang gặp hiểm hoạ (như cha, mẹ đang mắc bệnh hiểm nghèo không có tiền đưa đi chữa trị, hoặc gia đình bị thiên tai nên bị túng thiếu nghiêm trọng cần có ngay sự giúp đỡ).

Trẻ em phải miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội. Được hiểu trẻ em bị lệ thuộc vào người phạm tội hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách bị người phạm tội dùng các thủ đoạn khống chế tư tưởng (như doạ dẫm, hứa hẹn…) đế buộc trẻ em phải miễn cưỡng giao cấu.

Ví dụ: Bác sĩ đặt điều kiện với trẻ em là cho giao cấu mới chữa bệnh cho cha mẹ, mẹ của trẻ em đang bị bệnh hiểm nghèo hay thầy giáo doạ học sinh nếu không cho giao cấu sẽ cho điểm xấu hoặc không cho lên lớp…

+ Tội phạm hoàn thành từ lúc trẻ em giao cấu với người phạm tội.

+ Trẻ em bị hại là người chưa thành niên từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi.

+ Việc đe doạ không phải là đe doạ bằng vũ lực.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền được tôn trọng, bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm phạm đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường trẻ em.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội cưỡng dâm trẻ em thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội cưỡng dâm trẻ em là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời phải có quan hệ lệ thuộc với trẻ em hoặc có quan hệ nhất định trong việc giúp đỡ trẻ em thoát khỏi tình trạng quẫn bách.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan mà đối tượng là trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tính chất loạn luân (xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Làm nạn nhân có thai (việc xác định nạn nhân có thai hay không phải căn cứ vào kết quả giám định của cơ quan y tế chuyên môn).

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội giết người).

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

+ Nhiều người cưỡng dâm một ngươi (xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Phạm tội nhiều lần (xem giải thích tương tự ở tội hiếp dâm).

+ Đối với nhiều người (từ hai người bị hại là trẻ em trở lên).

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội cưỡng dâm trẻ em.

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Thứ ba: Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là nội dung bài viết Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Án treo có được đi làm ở tỉnh khác không?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt...

Phân tích Điều 295 Bộ luật hình sự

Phân tích Điều 295 bộ luật hình sự quy định về những nội dung gì, quý độc giả cùng theo dõi bài phân tích dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề...

Tội trốn nghĩa vụ quân sự theo Bộ luật hình sự

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước, việc tăng cường sức mạnh quân đội nói chung và thực hiện nghĩa vụ quân sự nói riêng là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Vì một lý do nào đó, một số người đã không thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có phải trong mọi trường hợp và mọi hành vi không thực hiện nghĩa vụ quân sự đều cấu thành...

Quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Để việc định giá tài sản được thực thi dễ dàng và phù hợp với thức tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018 quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài...

Tội vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh xử phạt như thế nào?

Tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay diễn ra hết sức phức tạp và khó lường. Đặc biệt trong thời gian cuối năm, người dân từ các quốc gia “vượt biên” trở vê quê ăn tết ngày càng nhiêu. Việt Nam là quốc ra có vị trí giáp với nhiều nước, người dân theo các lối mòn vượt biên cũng rất phổ biến....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi