Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội không tố giác tội phạm là gì theo quy định Bộ luật hình sự?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3205 Lượt xem

Tội không tố giác tội phạm là gì theo quy định Bộ luật hình sự?

Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ một tội phạm do người khác đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tuy không góp phần vào việc thực hiện tội phạm nhưng không tố giác tội phạm đó.

Rất nhiều trường hợp trên thực tế có những người biết rõ hành vi phạm tội của một người khác nhưng lại không tố giác với cơ quan có thẩm quyền vì nhiều lý do khác nhau ví dụ như lo sợ bị trả thù hoặc có sự thỏa thuận với người có hành vi phạm tội về việc không tố giác;…

Vậy những trường hợp nào bị coi là tội không tố giác tội phạm và việc không tố giác tội phạm theo quy định hiện nay thì sẽ bị xử lý như thế nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Khái niệm tội không tố giác tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự

Tội không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ về một tội phạm sẽ được thực hiện, đang được thực hiện hoặc là đã được thực hiện nhưng lại không tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nội dung này được quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 19. Không tố giác tội phạm 

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Bình luận tội không tố giác tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Cấu thành tội không tố giác tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự

– Theo khoản 1 của điều luật thì không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi của một người biết rõ một tội phạm do người khác đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện, tuy không góp phần vào việc thực hiện tội phạm, nhưng không tố giác tội phạm đó.

Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và là một tội phạm vì nó gây ra khó khăn cho việc điều tra, phát hiện người phạm tội, đồng thời còn gây khó khăn cho việc ngăn chặn kịp thời thiệt hại xảy ra cũng như gây khó khăn cho việc tìm ra, xử lý người phạm tội. Tuy nhiên, người không tố giác tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp không tố giác những tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự.

Không tố giác tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bằng không hành động, thể hiện ở việc không báo cáo với cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền việc có hành vi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm mà mình biết. Và như vậy người không tố giác tội phạm đã cố ý không hành động mặc dù biết việc không tố giác tội phạm này là một tội phạm.

– Theo khoản 2 của điều luật thì: Nếu một người không tố giác tội phạm nhưng có quan hệ gia đình (quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng), như: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 390 Bộ luật.

– Quy định này được bổ sung trên cơ sở kế thừa truyền thông pháp luật của ông cha ta. Ví dụ: Bộ luật Hồng Đức 1483 đã quy định không trừng phạt (trừ tội mưu phản) đối với việc giấu tội cho nhau giữa những người thân thích ruột thịt. Quy định này chính là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình sâu nặng vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thông văn hóa Á Đông. Ngoài ra, tham khảo pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới cũng có quy định này.

Lưu ý: Hành vi không tố giác chỉ được coi là tội phạm. Khi hành vi phải tố giác có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà người không tố giác phải biết rõ đây là hành vi tội phạm. Ví dụ: A không biết rõ B đã bị xử lý hành chính về tội trộm cắp tài sản nên khi thấy B trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng A không tố giác B không phạm tội không tố giác tội phạm.

Thứ hai: Khung hình phạt tội không tố giác tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự

Phụ thuộc vào mỗi loại hành vi phạm tội khác nhau và các loại tội phạm khác nhau thì khung hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm của mỗi tội phạm sẽ được quy định cụ thể khác nhau ở mỗi điều luật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi