Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn chết thì phần vốn góp của họ được xử lý như thế nào?
  • Thứ sáu, 16/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 318 Lượt xem

Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn chết thì phần vốn góp của họ được xử lý như thế nào?

Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó sẽ thừa kế phần vốn góp và trở thành thành viên công ty.

Trong quá trình hoạt động của công ty có thể xảy ra những thay đổi liên quan đến vấn đề vốp góp. Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn chết thì phần vốn góp của họ được xử lý như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Ai có quyền thành lập công ty TNHH?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi tổ chức, cá hân đều có quyền thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Từ quy định trên thấy được rằng mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Quy định về vốn góp công ty TNHH một thành viên

Trước khi trả lời cho câu hỏi Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn chết thì phần vốn góp của họ được xử lý như thế nào? thì cần nắm được quy định của pháp luật về vốn góp. Vốn góp công ty TNHH 1 thành viên được quy định như sau:

– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

– Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

– Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định thì chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định.

– Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định.

Quy định về vốn góp công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định như sau:

– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

– Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

– Sau thời hạn quy định mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

+ Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

+  Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Thành viên Công ty TNHH chết thì phần vốn góp của họ được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.

2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.

3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.

Từ quy định trên thấy được rằng trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó sẽ thừa kế phần vốn góp và trở thành thành viên công ty.

Nếu người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty thì phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định.

Trường trong hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn do thừa kế trong công ty TNHH

Khi thành viên góp vốn trong công ty TNHH là cá nhân chết thì người thừa kế của họ sẽ được thừa kế phần vốn góp và trở thành thành viên công ty. Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế, công ty phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký.

Nội dung Thông báo gồm:

– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế;

– Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Quốc tịch, phần vốn góp của thành viên để lại thừa kế và của từng người nhận thừa kế;

– Thời điểm thừa kế;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người thừa kế.

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Không làm thủ tục thay đổi thành viên góp vốn có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định;

b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Như vậy từ quy định trên thấy được rằng khi có thay đổi về thành viên góp vốn mà công ty không làm thủ tục thay đổi thành viên góp vốn sẽ bị xử phạt theo quy định như trên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về vấn đề Thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn chết thì phần vốn góp của họ được xử lý như thế nào? mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi