Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thành lập doanh nghiệp để gia nhập thị trường như thế nào?
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 526 Lượt xem

Thành lập doanh nghiệp để gia nhập thị trường như thế nào?

Để gia nhập thị trường, nhà đầu tư cần thiết tiến hành hai nhóm hoạt động cơ bản. Thành lập doanh nghiệp để gia nhập thị trường như thế nào?

Thành lập doanh nghiệp để gia nhập thị trường

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp… 

Để gia nhập thị trường, nhà đầu tư cần thiết tiến hành hai nhóm hoạt động cơ bản: Một là các hoạt động kinh tế và hai là các hoạt động pháp lý (thủ tục pháp lý). 

– Nhóm các hoạt động kinh tế: Nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời và vận hành, gồm: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển… phù hợp mục đích sản suất hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ. Thông thường, người sáng lập doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế hoạch nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. 

– Nhóm các hoạt động pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm khai sinh hợp pháp cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp) để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp.

 Ngoài ra, tùy thuộc pháp luật mỗi quốc gia, nhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp ra đời và hoạt động, như là: (i) Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với những dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư); (ii) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với các nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện)…

– Thủ tục thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này, doanh nghiệp chính thức được thành lập và trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập có những quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước và pháp luật công nhận, bảo hộ. Bởi vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng được coi là thủ tục gia nhập thị trường và tất cả doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục này. Mã số doanh nghiệp được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Ai có quyền tự do thành lập doanh nghiệp để gia nhập thị trường?

Ở giai đoạn gia nhập thị trường, quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư. Trừ các trường hợp bị cấm, tổ chức, cá nhân (gọi chung là nhà đầu tư) có quyền đầu tư vốn bằng tiền, hiện vật hay tài sản khác để thành lập doanh nghiệp và có quyền quyết định mọi vấn đề, từ khâu lựa chọn loại hình thành doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đến việc tổ chức hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp… 

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của quyền tự do kinh doanh, theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hình thức “doanh nghiệp”để thực hiện ý tưởng và mục đích kinh doanh của mình với những lựa chọn phù hợp về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mức vốn đầu tư, tên doanh nghiệp, trụ sở và địa điểm kinh doanh… 

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau: 

– Được chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng, mục đích đầu tư kinh doanh 

Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau về số lượng chủ đầu tư (một hay nhiều nhà đầu tư cũng góp vốn), khác nhau về quy mô kinh doanh (vốn đầu tư lớn hay nhỏ), về tính chất liên kết, về mục tiêu hoạt động (mục lợi nhuận hay có sự kết hợp thực hiện mục tiêu xã hội)… Tuỳ thuộc vào mục đích và ý tưởng đầu tư, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể được pháp luật thừa nhận như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…

Trường hợp có mục tiêu hoạt động là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng, nhà đầu tư có quyền lựa chọn đăng ký doanh nghiệp xã hội để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho doanh nghiệp xã hội. Cần lưu ý rằng, doanh nghiệp xã hội (DNXH), doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải là những loại hình doanh nghiệp độc lập mà chúng thuộc một trong số những loại hình doanh nghiệp đã liệt kê trên đây.

Những khái niệm riêng như DNXH, DNNN, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có ý nghĩa nhận diện và phân biệt doanh nghiệp theo đặc thù về mục tiêu hoạt động hay đặc thù về nhà đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là: DNNN là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên; DNXH là doanh nghiệp thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có một phần hay toàn bộ vốn đầu tư do tổ chức cá nhân nước ngoài đóng góp.

Cả hai loại DNXH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được đăng ký thành lập theo mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) thực hiện quyền tự do lựa chọn trong phạm vi những loại hình doanh nghiệp đã được pháp luật Việt Nam quy định. Ví dụ: ở thời điểm những năm 90 (1990 – 1999), nhà đầu tư không thể lựa chọn loại hình công ty TNHH một thành viên vì khi đó Luật Công ty 1990 không quy định về loại công ty này. 

– Được lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh 

Nhà đầu tư quyết định lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Phạm vi lựa chọn là tất cả ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam’ và Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đều khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm. Hiện nay, ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 (những ngành nghề này được phân tích cụ thể ở phần sau của chương này). 

– Được lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn số lượng doanh nghiệp để thành lập 

Quy mô kinh doanh thể hiện trước hết qua mức vốn đầu tư và số lượng lao động được sử dụng. Trừ một số ngành nghề cần đáp ứng quy định về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định), nhà đầu tư hoàn toàn chủ động quyết định mức vốn đầu tư lớn hay nhỏ, quy mô sử dụng lao động nhiều hay ít, không bị hạn chế mức tối thiểu, tối đa. Quy mô kinh doanh còn thể hiện ở việc nhà đầu tư được thành lập hoặc góp vốn thành lập nhiều doanh nghiệp, thành lập các tổ hợp kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở dạng tổng công ty, tập đoàn kinh tế. Pháp luật hiện hành quy định một số hạn chế đối với quyền này, đó là: 

– Không cho phép một người thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. 

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.’ 

– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh

Tên doanh nghiệp do nhà đầu tư lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu trong quá trình hoạt động. Để tránh nhầm lẫn cho khách hàng và tránh nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập sau không được phép trùng tên hay sử dụng tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã thành lập hợp pháp trước đó. Tuy nhiên, khi đặt tên doanh nghiệp, cần lưu ý một số quy định sau đây: 

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: Tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN?” hoặc “doanh nghiệp TN đối với doanh nghiệp tư nhân. 

– Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. 

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: 

– Cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; 

– Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 

– Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. 

Trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh hiển thị yếu tố địa bàn đầu tư kinh doanh. Tùy thuộc tính chất dự án đầu tư và ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư quyết định lựa chọn địa bàn đầu tư phù hợp, song phải loại trừ một số địa bàn bị cấm hoạt động kinh doanh do các nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng, an ninh môi trường.

Đối tượng được thành lập doanh nghiệp

– Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo. 

Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân, cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập. Nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, vì rằng, tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.. 

Các trường hợp phổ biến bị cấm thành lập doanh nghiệp: 

– Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan tại ngữ trong các lực lượng vũ trang bị cấm thành lập doanh nghiệp vì các lý do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ và chức trách đã được trả lương của họ; 

– Cá nhân đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền công dân; 

– Tổ chức sử dụng sai mục đích các nguồn ngân sách nhà nước được cấp, nhằm thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị; 

– Một số trường hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành’… 

Pháp luật doanh nghiệp của mỗi quốc gia có quy định các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp với phạm vi cấm đoán khác nhau, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với mỗi nền kinh tế. 

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi