Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào?
  • Thứ hai, 13/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 294 Lượt xem

Thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào?

Thành lập công ty về dịch vụ ăn uống phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào?

Hiện nay nhu cầu ăn uống của người dân ngày một tăng cao dẫn tới xu hướng kinh doanh dịch ăn uống ngày càng nhiều. Xã hội càng phát triển, con người càng quan tâm tới trải nghiệm bản thân trong đó ăn uống mà nhu cầu tất yếu. Vì lí do đó nên ngày càng nhiều công ty dịch vụ ăn uống ra đời, việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống đang đã trở thành một xu hướng. Thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào?

Công ty dịch vụ ăn uống là gì?

Công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống là công ty chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng ăn, nhà hàng, căng-tin, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn,…

Tùy thuộc vào các hoạt động trong kinh doanh dịch vụ ăn uống mà công ty phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh; cơ sở chế biến, kinh doanh; trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Ngoài việc tiến hành đăng ký thành lập công ty dịch vụ ăn uống thì cá nhân, tổ chức cần tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào?

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trước khi trả lời được câu hỏi Thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào? cần nắm được ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống. Công ty sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh với ngành nghề đã có trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh. Do đó, khi đăng ký thành lập công ty, cần lưu ý đăng ký những ngành nghề kinh doanh sau:

Mã: 56 – Dịch vụ ăn, uống.

Mã: 561 – 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Mã: 56101 – Nhà hàng, quán, hàng ăn – uống (trừ những cửa hàng ăn uống nằm trong chuỗi cửa hàng ăn nhanh).

Mã: 56102 – Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh.

Mã: 56109 – Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác.

Mã: 562 – Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.

Mã: 5621 – 56210 – Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng.

Mã: 5629 – 56290 – Dịch vụ ăn uống khác.

Mã: 563 – 5630 – Dịch vụ phục vụ đồ uống.

Mã: 56301 – Quán rượu, bia, quầy bar.

Mã: 56302 – Quán cà phê, giải khát.

Mã: 56309 – Dịch vụ phục vụ đồ uống khác.

Các bước thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Bước 1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống chủ sở hữu cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Việc lựa chọn này tùy thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu và quy mô của công ty.

Bước 2. Chọn trụ sở chính

Đây là nơi được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, dùng để liên lạc và thực hiện các giao dịch.

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bước 3. Vốn điều lệ và người đại diện theo pháp luật

– Vốn điều lệ là tài sản mà các thành viên góp hoặc cam kết góp vào công ty, dùng để duy trì hoạt động công ty.

– Người dại diện theo pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thực hiện các giao dịch dân sự.

Bước 4. Chọn ngành nghề kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Ngành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống phải phù hợp với dịch vụ của công ty.

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc quan trọng bởi vì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. 

Tuy nhiên doanh nghiệp không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực công ty được phép hoạt động nên dễ sai phạm trong việc xuất hóa đơn hoặc dù doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đó nhưng chưa đủ điều kiện để kinh doanh… thì cũng bị coi là sai phạm.

Khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. 

Bước 5. Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thành lập công ty dịch vụ ăn uống  sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ, hồ sơ thành lập công ty dịch vụ ăn uống bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ của công ty;

– Danh sách các cổ đông sở hữu cổ phần hay thành viên góp vốn của công ty;

– Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân.  Hoặc giấy chứng nhận đăng ký công ty, quyết định thành lập hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương, kèm theo CMND, hộ chiếu… của chủ hoặc người đại diện doanh nghiệp.

Khi thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là bước để công ty được nhà nước xác nhận rằng cơ sở đủ điều kiện vệ sinh để kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì vậy công ty phải đáp ứng đủ điều kiện như bếp ăn, nước, dụng cụ thu gom rác thải, nhà ăn, cống rãnh,… phải đúng vệ sinh. 

Trên đây là những chia sẻ về Thành lập công ty dịch vụ ăn uống như thế nào? và các bước thành lập công ty. Thông qua bài viết này hy vọng quý khách hàng đã nắm được các quy định để đáp ứng đầy đủ điều kiện khi mở công ty dịch vụ ăn uống. Nếu có những vướng mắc liên quan cần được tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi