Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Quy trình thành lập công ty đầu tư chứng khoán
  • Thứ hai, 13/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 651 Lượt xem

Quy trình thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Công ty đầu tư chứng khoán là quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức theo loại hình công ty cổ phần để đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức là công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Theo pháp luật hiện hành, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ được thành lập theo những thủ tục khác nhau. Quy trình Thành lập công ty đầu tư chứng khoán như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Công ty đầu tư chứng khoán là gì?

Công ty đầu tư chứng khoán là quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức theo loại hình công ty cổ phần để đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức là công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Hồ sơ thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Theo quy định tại Điều 176 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các giấy tờ:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán.

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

– Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng.

– Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

–  Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.

– Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Dự thảo Điều lệ công ty.

– Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong ba năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro.

Quy trình thành lập công ty đầu tư chứng khoán

Quy trình thành lập công ty đầu tư chứng khoán được tiến hành như sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập công ty chứng khoán được gửi tới bộ phận một cửa của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).

Bước 02: Kiểm tra hồ sơ

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu phát hiện thấy hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc còn vấn đề chưa rõ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ gửi yêu cầu bằng văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu, các cổ đông, thành viên sáng lập thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán phải hoàn thiện bộ hồ sơ. Nếu sau thời hạn này hồ sơ không được bổ sung và hoàn thiện đầy đủ thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Bước 03: Hoàn tất cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản đề nghị hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp.

Bước 04: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thành lập công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 

Trước khi làm thủ tục xin cấp phép thành lập công ty đầu tư chứng khoán, cổ đông sáng lập công ti hoặc công ty quản lý quỹ phải đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng. Tương tự như hồ Sơ đăng kí phát hành cổ phiếu ra công chúng của các chủ thể khác, hồ sơ phát hành cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng cũng phải có:

– Giấy đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng;

– Dự thảo điều lệ công ty đầu tư chứng khoán (thay vì điều lệ của tổ chức phát hành đối với các chủ thể phát hành cổ phiếu khác);

– Bản cáo bạch.

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của công ty đầu tư chứng khoán so với các chủ thể phát hành cổ phiếu khác, pháp luật còn yêu cầu chủ thể đăng kí chào bán cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán cung cấp thêm một số văn bản khác trong hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu như:

– Dự thảo hợp đồng giám sát;

– Dự thảo hợp đồng quản lý đầu tư (nếu thuê công ti quản lý quỹ đảm nhiệm việc quản lí vốn đầu tư);

– Danh sách dự kiến giám đốc hoặc tổng giám đốc;

– Thuyết minh cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động đầu tư;

– Danh sách cổ đông sáng lập và 6 cam kết của các cổ đông sáng lập đăng kí mua tối thiểu 20% cổ phiếu đăng kí chào bán và nắm giữ số cổ phiếu này trong 3 năm kể từ khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Nếu hồ sơ đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán được UBCKNN chấp thuận, việc chào bán cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán được tiến hành tương tự như đối với trường hợp chào bán cổ phiếu của các chủ thể khác. 

Sau khi kết thúc việc chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ đồng sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ phải báo cáo UBCKNN về kết quả đợt phát hành và phải hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty đầu tư chứng khoán và gửi tới UBCKNN.

UBCKNN sẽ cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, Uỷ ban chứng khoán cũng có quyền từ chối cấp phép nếu có lí do chính đáng. 

Thành lập công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ 

Khác với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ti đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải làm thủ tục đăng kí phát hành cổ phiếu với UBCKNN.

Tuy nhiên, các cổ đông sáng lập vẫn phải góp đủ vốn vào công ti đầu tư chứng khoán trước khi cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ti đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ.

Hồ sơ phải có giấy đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động của cổ đông sáng lập; xác nhận của ngân hàng về mức vốn góp gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng; biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập; dự thảo hợp đồng giám sát; danh sách cổ đông sáng lập và cam kết của họ về mức cổ phần nắm giữ và thời gian nắm giữ cổ phần; và một số giấy tờ khác.

Nếu cổ đông sáng lập tham gia góp vốn là pháp nhân nước ngoài, hồ sơ còn phải có thêm bằng chứng cổ đông đó là pháp nhân ở nước nguyên xứ và bằng chứng về sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền về việc cho phép pháp nhân đó góp vốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.

Thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ti đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ cũng là 30 ngày. UBCKNN có quyền từ chối cấp phép nếu có lí do chính đáng.

Việc quản trị quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán dường như được xử lí khác nhau ở các nước khác nhau. Ở Mỹ, việc quản trị quỹ đầu tư tập thể, nếu được tổ chức dưới hình thức quỹ tín thác (business trusts) sẽ do hội đồng tín thác (board of trustees) đảm nhiệm; còn nếu được tổ chức dưới hình thức công ty sẽ do ban giám đốc (board of directors) đảm nhiệm.

Tuy nhiên, người đầu tư vào quỹ tín thác hay công ty đầu tư ở Mỹ đều được gọi là cổ động và có quyền bỏ phiếu trong đại hội cổ đông về những vấn đề hệ trọng của quỹ tín thác hay công ty đầu tư mà mình đã góp vốn.

Một số vấn đề cần được biểu quyết có thể kể đến gồm: thông qua hợp đồng tư vấn đầu tư, bầu thêm thành viên ban giám đốc, bán cổ phiếu thấp hơn giá trị thực tế, vay vốn cho công ti hay cho vay từ vốn của công ti, mua hay bán bất động sản, thay đổi chính sách đầu tư hoặc thay đổi chính sách tập trung đầu tư vào một ngành công nghiệp đặc thù nào đó…

Ngược lại, ở Nhật, quỹ tín thác đầu tư không thành lập ban quản trị hay ban giám đốc mà việc quản lý tài sản quỹ sẽ do công ti tín thác (trustor company) thay mặt nhà đầu tư hay người thụ hưởng đảm nhiệm. Công ty tín thác phải được Bộ tài chính cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của Bộ tài chính trong quá trình quản lý quỹ. Luật pháp của Nhật cũng không trao quyền bỏ phiếu cho nhà đầu tư bỏ vốn vào quỹ (hay người hưởng lợi từ quỹ). Toàn bộ những thay đổi về điều khoản, điều kiện trong điều lệ của quỹ tín thác đầu tư sẽ do Bộ tài chính phê chuẩn.) 

Ở Việt Nam hiện nay, công ty quản lí quỹ đứng ra quản lí toàn bộ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán và của những công ti đầu tư chứng khoán có nhu cầu; trong quá trình hoạt động, công ti quản lý quỹ phải chịu sự giám sát của ngân hàng giám sát.

Tuy nhiên đối với quỹ đầu tư chứng khoán, Luật chứng khoán lại cho phép quỹ đầu tư chứng khoán triệu tập đại hội nhà đầu tư với tư cách là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư chứng khoán.

Quy định này cho thấy mô hình quản trị quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam không giống với mô hình của Mỹ mà cũng không giống mô hình của Nhật.

Tuy nhiên, nếu gạt bỏ tên gọi khác nhau của nhà đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán và của chủ thể quản lý quỹ ở Mỹ và Việt Nam, có thể thấy mô hình quản trị quỹ đầu tư chứng khoán của Việt Nam có những nét tương đồng với mô hình của Mỹ do sự hiện diện của đại hội người đầu tư (đại hội cổ đông ở Mỹ) và của công ty quản lý quỹ (hội đồng tín thác ở Mỹ) trong bộ máy quản trị quỹ đầu tư chứng khoán. 

Còn riêng đối với công ti đầu tư chứng khoán, pháp luật Việt Nam chỉ mới quy định chung chung về hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông. Như vậy, hội đồng quản trị và đại hội cổ đông là những cơ quan quản lý công ty đầu tư chứng khoán bên cạnh ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bảo quản tiền và tài sản của công ty.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu, công ty đầu tư chứng khoán còn có thể thuê công ty quản lý quỹ quản lý đầu tư. Khi đó công ty quản lý quỹ cũng trở thành một bộ phận của bộ máy quản lí công ty đầu tư chứng khoán. 

Đại hội nhà đầu tư, cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư chứng khoán 

Nếu như các công ty cổ phần có đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ti thì quỹ đầu tư chứng khoán có đại hội nhà đầu tư chứng khoán với thành phần gồm tất cả các nhà đầu tư, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư chứng khoán. Đại hội nhà đầu tư có một số quyền năng theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư của quỹ. 

Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư được quan tâm đúng mức, một mặt, đại hội nhà đầu tư được phép lập ra cơ quan đại diện cho quyền lợi của mình bằng cách thực hiện quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán; mặt khác, đại hội nhà đầu tư có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại đại hội nhà đầu tư.

Pháp luật còn trao cho đại hội nhà đầu tư quyết định một số vấn đề có liên quan tới khía cạnh tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán để đảm bảo các chi phí cho hoạt động quản lý quỹ phản ánh đúng giá trị sức lao động của các chủ thể thực hiện các hoạt động đó và từ đó hạn chế khả năng thu nhập thực tế từ hoạt động đầu tư của quỹ bị giảm sút do những chi phí thái quá cho các chủ thể tham gia quản lý và giám sát hoạt động của quỹ.

Ví dụ, đại hội nhà đầu tư có quyền quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của bạn đại diện quỹ; mức phí trả cho công ti quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hàng năm của quỹ; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính năm của quỹ đầu tư chứng khoán.

Pháp luật còn trao cho đại hội nhà đầu tư một số quyền năng để đảm bảo rằng các bên tham gia quản lý và giám sát quỹ đầu tư chứng khoán tuân thủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc phát sinh ngoài hợp đồng.

Một là đại hội nhà đầu tư có quyền xem xét và xử lý vi phạm đối với công ti quản lí quỹ, ngân hàng giám sát và ban đại diện quỹ nếu những tổ chức này gây tổn thất cho quỹ đầu tư chứng khoán.

Hai là đại hội nhà đầu tư còn có quyền quyết định thay đổi công ti quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phù hợp với quy định của điều lệ của quỹ nếu thấy cần thiết. 

Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của quỹ, đại hội nhà đầu tư còn có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát; quyết định việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng; quyết định thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, phương án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tư của quỹ và cả việc giải thể quỹ đầu tư chứng khoán. 

Đại hội nhà đầu tư được tổ chức dưới ba hình thức:

1) Đại hội nhà đầu tư lần đầu tiên: chỉ được triệu tập một lần khi quỹ mới thành lập. Công ti quản lý quỹ đứng ra triệu tập đại hội trong vòng 25 ngày sau khi hoàn tất đợt phát hành chứng chỉ quỹ;

2) Đại hội nhà đầu tư thường niên, do ban đại diện quỹ triệu tập sau khi kết thúc năm tài chính; và

3) Đại hội nhà đầu tư bất thường được triệu tập bởi: Công ty quản lý quỹ, ban đại diện quỹ, ngân hàng giám sát hoặc nhóm nhà đầu tư đại diện cho ít nhất 10% vốn điều lệ tối thiểu trong vòng sáu tháng liên tục. Đại hội nhà đầu tư bất thường chỉ được triệu tập trong những tình huống pháp luật quy định hoặc do điều lệ quỹ quy định. 

Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán

Với tư cách công ty cổ phần, theo Luật doanh nghiệp, công ty đầu tư chứng khoán cũng có cơ quan quyết định cao nhất là đại hội cổ đông.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông cũng như trình tự, thủ tục triệu tập đại hội cổ đông và phương thức biểu quyết để thông qua các vấn đề cần bàn bạc trong phiên họp được thực hiện tương tự như đối với các công ty cổ phần khác hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Việc bầu ra hội đồng quản trị và trách nhiệm cũng như quyền hạn của hội đồng quản trị cũng tiến hành theo quy định của Luật doanh nghiệp. 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về Quy trình thành lập công ty đầu tư chứng khoán, mọi vấn đề cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi