Trang chủ Chưa được phân loại Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng
  • Thứ tư, 15/11/2023 |
  • Chưa được phân loại |
  • 373 Lượt xem

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp hiện hành, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Thành lập chi nhánh giúp cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi ở địa bàn khác với trụ sở chính, do đó là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Để đem đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích về thành lập chi nhánh công ty, chúng tôi thực hiện bài viết Thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng này. Quý độc giả có quan tâm đừng bỏ qua nội dung bài viết.

Đôi nét về thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và 106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông. Về ranh giới hành chính: Phí Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Hải Phòng hội tụ đủ các loại hình giao thông: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và có vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông quan trọng như quốc lộ 5, quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cảng Hải Phòng…, là đầu mối quan trọng, cửa chính ra biển của các địa phương miền Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế.

Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ 2 vùng trọng điểm Bắc Bộ và là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng (cùng với Hà Nội và Quảng Ninh). Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.

Chi nhánh là gì?

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp hiện hành, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện công ty

Thứ nhất: Về khái niệm

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp)

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp.

Thứ hai: Về phạm vi hoạt động

Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Thứ ba: Về nghĩa vụ thuế

– Chi nhánh phải nộp lệ phí môn bài  Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC.

– Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài. Trường hợp văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài

>>>>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty tại Hải Phòng

Tại sao nên thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng?

Nên thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng bởi:

– Chi nhánh giúp công ty có thể mở rộng việc kinh doanh. Khi thành lập chi nhánh công ty sẽ giúp danh tiếng của công ty được biết đến nhiều hơn và tiếp cận khách hàng dễ dàng. Đặc biệt là tại địa phương giàu tiềm năng như thành phố Hải Phòng. Hơn nữa, chi nhánh công ty sử dụng tên của công ty chính nên Quý vị không mất công quảng bá thương hiệu.

– Thành lập chi nhánh đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Chi nhánh công ty có chức năng ủy quyền như công ty vì vậy khi khách hàng có khiếu nại, thắc mắc sẽ không mất công liên hệ với công ty mẹ, tạo được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.

Những vấn đề cần lưu ý trước khi thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng

Thứ nhất: Về tên chi nhánh

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Phần tên riêng trong tên chi nhánh của công ty không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của công ty có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Thứ hai: Về địa chỉ trụ sở của chi nhánh

Địa chỉ trụ sở của chi nhánh không được đặt tại khu nhà tập thể, khu chung cư với mục đích để ở. Trường hợp những chi nhánh hoạt động sản xuất, kinh doanh những ngành, nghề ảnh hưởng đến môi trường phải đặt trụ sở tại khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy hoạch của thành phố Hải Phòng

Thứ ba: Về ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng

Để Thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng, Quý vị thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng

Theo Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ thành lập chi nhánh gồm:

– Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của công ty ký;

– Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Công ty nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Trường hợp Thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng, hồ sơ được nộp về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng.

Bước 3: Nhận kết quả nếu hồ sơ hợp lệ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho công ty.

Bước 4: Làm dấu của chi nhánh

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Công ty quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh công ty. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do công ty, chi nhánh có dấu ban hành.

Bước 5: Thủ tục thuế đối với chi nhánh mới thành lập

– Liên hệ nhà cung cấp chữ ký số để mua Token (chữ ký số) cho chi nhánh

– Liên hệ nhà cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử mua phần mềm hoá đơn điện tử

– Thông báo phát hành hoá đơn điện tử

– Kê khai và nộp thuế môn bài đối với chi nhánh. Hiện nay mức thuế môn bài áp dụng cho chi nhánh là: 1.000.000 đồng/năm.Đối với chi nhánh được thành lập từ công ty mới thành lập năm đầu tiên thì được miễn lệ phí môn bài và hạn tờ khai nộp thuế môn bài đến 31/01 năm sau

Bước 6: In biển hiệu chi nhánh công ty

– Liên hệ với tổ chức làm biển hiệu chi nhánh và treo biển hiệu chi nhánh tại địa chỉ hoạt động của chi nhánh theo trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

– Nội dung biển hiệu của chi nhánh công ty cần có tối thiểu các nội dung sau: Tên chi nhánh; địa chỉ chi nhánh.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Luật Hoàng Phi

Thành lập chi nhánh là thủ tục không quá phức tạp nhưng đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm để thủ tục được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Khi tự mình làm thủ tục này, công ty có thể gặp nhiều khó khăn do không có chuyên viên pháp lý, bộ phận pháp lý riêng. Để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty một cách nhanh gọn, thay vì tự mình tìm hiểu quy định pháp luật, làm việc với cơ quan nhà nước, Quý vị có thể ủy quyền cho Luật Hoàng Phi.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty với hỗ trợ từ A – Z cho Khách hàng. Đến với chúng tôi, Khách hàng sẽ được:

– Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến chi nhánh công ty, điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh công ty;

– Hướng dẫn cung cấp thông tin cần thiết, tài liệu có liên quan cho việc soạn hồ sơ;

– Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nhanh và chính xác;

– Hướng dẫn ký hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;

– Đại diện nộp hồ sơ qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Xử lý vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

– Nhận kết quả nhanh chóng theo đúng cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Đi kèm với dịch vụ trọn gói, dịch vụ thành lập chi nhánh của chúng tôi đảm bảo ở mỗi khâu thực hiện bởi đội ngũ Luật sư, chuyên viên thực hiện thủ tục giàu chuyên môn, kinh nghiệm. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ cho doanh nghiệp, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng, hài lòng tuyệt đối từ các khách hàng. Chúng tôi vinh dự trở thành người bạn đồng hành thân thiết của nhiều doanh nghiệp trong các thủ tục pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, giấy phép và sở hữu trí tuệ.

Để được hỗ trợ thêm về Thành lập chi nhánh công ty tại Hải Phòng, cần biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ thành lập chi nhánh, Quý vị vui lòng liên hệ hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho kem đánh răng

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền của chủ thể khác như các hành vi làm giả, sao chép làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh...

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Không đổi biển xe cũ sang biển số định danh có bị phạt không?

Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành...

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì? Điều kiện thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan có tên đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải...

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm là thủ tục pháp lý, theo đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu quán cơm thực hiện chuẩn bị hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ - giấy chứng nhận đăng ký nhãn...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi