Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?
  • Thứ năm, 08/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1473 Lượt xem

Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh, thì phải công ty tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh dự định đăng ký có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm không và phải tự mã hóa ngành nghề kinh doanh đó sao cho phù hợp với quy định pháp luật.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm và phải có nghĩa vụ đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đặt ra câu hỏi vậy Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể vấn đề này và các nội dung liên quan nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ thông qua bài viết dưới đây.

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng của doanh nghiệp và phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động trên thực tế hoặc có thể doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa hoạt động.

Những ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký được lấy từ bảng ngành nghề trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh, thì phải công ty tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh dự định đăng ký có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm không và phải tự mã hóa ngành nghề kinh doanh đó sao cho phù hợp với quy định pháp luật.

Như vậy có thể thấy rằng ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng đối với doanh nghiệp và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh? hãy cùng theo dõi câu trả lời ở nội dung dưới đây nhé.

Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Tại sao đăng ký kinh doanh mới không ghi ngành nghề nhưng khi thành lập công ty vẫn phải kê khai ngành nghề kinh doanh mà không bỏ luôn ghi ngành, nghề trên hồ sơ đăng ký là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, vì vậy chúng tôi xin giải đáp nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ.

Việc kê khai các ngành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh vẫn phải được thực hiện là lý do như sau:

Do ngành, nghề kinh doanh thực tế rất nhiều mà luật không theo kịp điều chỉnh, nếu có ngành, nghề kinh doanh mà luật chưa quy định, khi công ty kinh doanh ngành, nghề đó rất có thể có tác động xấu đến đất nước. Vì vậy việc đăng ký ngành nghề kinh doanh tạo nên sự thuận tiện cho doanh cho việc quản lý nhà nước.

Quy định của pháp luật về ngành, nghề kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”.

Đồng thời khoản 1, 2, 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đồng thời quy định về nghĩa của doanh nghiệp như sau:

Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Từ những quy định trên thấy được rằng mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm tuy nhiên đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh.

Những lưu ý đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Không đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm

Các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:

+ Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

+ Kinh doanh mại dâm;

+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

+ Kinh doanh pháo nổ;

+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

+ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

+ Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

+ Trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên cạnh việc ghi mã ngành, tên ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi chi tiết văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh đó để tránh trường hợp bị trả hồ sơ đăng ký kinh doanh.

+ Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngành nghề được kinh doanh. Do đó doanh nghiệp chỉ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong trường hợp đó là ngành nghề bắt buộc hay ngành nghề chính mà doanh nghiệp phải lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình.

+ Khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ngoài giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp thì  doanh nghiệp bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con, hay giấy phép kinh doanh.

– Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp

+ Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. 

+ Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc quan trọng, bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký.

+ Doanh nghiệp cũng không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh vì khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. 

Kinh doanh ngành nghề không đăng ký có bị phạt không?

Trước đây theo quy định cũ nếu doanh nghiệp không kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký có thể bị xử phạt từ 3-5 triệu thì hiện nay quy định mới đã không còn quy định xử phạt khi kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký. Chỉ quy định xử phạt đối với các vi phạm giấy phép kinh doanh.

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi vi phạm sau:

+ Tẩy xóa, viết thêm, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;

+ Cho mượn, cho thuê, thế chấp, cầm cố, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;

+ Mượn, thuê, nhận thế chấp, nhận cầm cố, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn, quy mô, địa điểm hoặc mặt hàng được ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi vi phạm sau:

+ Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định;

+ Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp đã hết hiệu lực;

+ Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh;

+ Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để hoạt động kinh doanh.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi tiếp tục kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đỉnh chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

+ Ngoài ra, pháp luật còn quy định phạt tiền gấp hai lần mức phạt được nêu trong các trường hợp trên nếu như đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc là sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, từ quy định có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp có hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn, quy mô, địa điểm hoặc mặt hàng được ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu hoạt động kinh doanh các hàng hóa đặc biệt trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 1 tháng đến 3 tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hoàng Phi về Tại sao phải đăng ký ngành nghề kinh doanh? Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp quý khách nắm rõ nội dung này. Nếu có nhu cầu làm tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi