Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật So sánh cầm đồ và cầm cố?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2634 Lượt xem

So sánh cầm đồ và cầm cố?

Cầm đồ được điều điều chỉnh theo quy định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Thuật ngữ “Cầm cố” được quy định tại Điều 309 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về cầm cố tài sản.

Cầm đồ và cầm cố là những thuật ngữ thường xuất hiện trong đời sống xã hội, cũng như khi thực hiện các giao dịch vay tiền. Tuy nhiên hai thuật ngữ này mang những ý nghĩa pháp lý riêng, nhưng rất nhiều người hay nhầm lẫn.

Với mong muốn giúp Quý vị tìm hiểu về bản chất của cầm cố và cầm đồ, chúng tôi sẽ dành riêng bài viết này để so sánh cầm đồ và cầm cố.

Cầm đồ là gì?

Cầm đồ được điều điều chỉnh theo quy định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định này có định nghĩa về kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Có thể hiểu cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện, theo đó người cầm đồ mang tài sản thuộc sở hữu của mình đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, để vay một khoản tiền nhất định. Tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm đồ quản lý, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Cầm cố là gì?

Thuật ngữ “Cầm cố” được quy định tại Điều 309 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về cầm cố tài sản. Cụ thể, cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia, để thực hiện nghĩa vụ. Trong đó bên giao tài sản là bên cầm cố, còn bên nhận tài sản bảo đảm là bên nhận cầm cố.

Lưu ý: Tài sản cầm cố là động sản và có giá trị. Tài sản này thuộc sự sở hữu hợp pháp của bên cầm cố, có thể mua bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu.

So sánh cầm đồ và cầm cố như thế nào?

Sự so sánh cầm đồ và cầm cố trong phần này, chủ yếu dựa trên những đặc điểm cơ bản của giao dịch cầm đồ và cầm cố tài sản.

1/ Điểm giống nhau:

+ Quan hệ cầm cố và quan hệ cầm đồ là những hình thức phát triển của quan hệ cầm cố nhưng có tính chất chuyên nghiệp hơn, thể hiện thông qua hình thức kinh doanh dịch vụ tiền tệ và có tài sản bảo đảm.

+ Cầm đồ và cầm cố đều là giao dịch dân sự được hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên.

+ Cả hai đều nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.

+ Đối tượng cầm đồ và đối tượng của cầm cố đều là tài sản. Tài sản thường có giá trị thanh toán cao.

2/ Điểm khác nhau:

– Cầm đồ:

+ Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh Nghiệp 2014, Nghị định 96/2016/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn thi hành khác.

+ Đây là một loại hình kinh doanh được pháp luật quy định có điều kiện kinh doanh riêng và phải tuân thủ theo quy trình nhất định;

+ Xét về mục đích thì cầm đồ nhằm hướng đến việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay tiền đối với bên cho vay- cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ;

+ Cầm đồ là ngành nghề kinh doanh nhằm thu lợi nhuận khi thực hiện “hỗ trợ tài chính”;

+ Các điều kiện mà cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần đáp ứng như:

Cơ sở kinh doanh được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; Người chịu trách nhiệm về trật tự, an ninh không được là người đó đã bị khởi tố hình sự, người có tiền án, tiền sự liên quan đến tội phạm về an ninh quốc gia…và phải có hộ khẩu ít nhất là 05 năm tại nơi đang đăng ký hoạt động kinh doanh,…

+ Tuân thủ điều kiện về lãi suất khi cho vay, bảo quản tài sản và xử lý tài sản cầm đồ.

– Cầm cố:

+ Cơ sở pháp lý: Được điều chỉnh chủ yếu bởi Bộ luật Dân sự năm 2015.

+ Cầm cố là một trong những biện pháp bảo đảm, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Nghĩa vụ trong cầm cố tài sản không chỉ có nghĩa trả tiền mà còn có thể là những nghĩa vụ khác như: vận chuyển hàng hóa, nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng,…

+ Do đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nên sẽ có sự chuyển giao tài sản từ bên có tài sản cho bên nhận tài sản cầm cố;

+ Hợp đồng cầm cố được giao kết bằng văn bản, đây là hợp đồng thực tế.

+ Hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực từ khi các bên giao kết hợp đồng, trừ luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.

+ Bên cầm cố cơ quyền được bán tài sản cầm cố trong một số trường hợp nhất định.

+ Bên cầm cố có nghĩa vụ báo cáo cho bên nhận cầm cố biết được quyền của người thứ ba liên quan đến tài sản bảo đảm, nếu có.

+ Việc xử lý tài sản bảo đảm- tài sản cầm cố cần thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Về nội hàm, cầm cố bao quát hơn cầm đồ, hai thuật ngữ cầm đồ và cầm cố có những điểm tương đồng nhưng phạm vi áp dụng và điều chỉnh khác nhau. Nên các bên khi thực hiện giao dịch cầm đồ hay cầm cố cần tìm hiểu rõ các quy định liên quan, tránh những rủi ro về mặt pháp lý cũng như những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự.

Những nội dung so sánh cầm đồ và cầm cố trên đây, hy vọng hữu ích với Quý vị. Nếu còn băn khoăn gì về vấn đề cầm đồ hay cầm cố tài sản, Quý vị hoàn toàn có thể liên hệ đến Luật Hoàng Phi chúng tôi, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm và am hiểu pháp luật sẽ tư vấn miễn phí nhưng đảm bảo chất lượng, cam kết Quý vị sẽ hài lòng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi