Sau khi nghỉ sinh con quay lại làm việc thì chỗ làm việc không còn xử lý thế nào?
Sau thời gian nghỉ thai sản sinh con, tôi quay lại làm việc nhưng chỗ làm việc của tôi không còn và giám đốc cho tôi nghỉ một thời gian. Trường hợp này tôi phải xử lí thế nào và Giám đốc công ty làm vậy có đúng với quy định của pháp luật không?
Câu hỏi:
Tên tôi là Đặng Thị Ngọc Hà, tôi làm ở phòng marketing của công ty Mỹ phẩm từ năm 2018. Ngày 1/11/2021 tôi xin nghỉ để sinh con. Đến tháng 4/2022 là hết thời gian tôi nghỉ. Khi tôi trở lại công ty sau thời gian nghỉ sinh con để làm việc thì chỗ làm việc của tôi không còn. Giám đốc công ty nói rằng bộ phận marketing hiện nay đang thừa người và cho tôi nghỉ một thời gian, không có lương. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp tôi hỏi công ty làm như vậy có đúng không? Pháp luật có quy định gì về vấn đề này không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Theo quy định lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh là 06 tháng. Lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản cũng như được đảm bảo vấn đề việc làm. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản là vấn đề rất quan trọng và được Nhà nước và pháp luật quan tâm.
Căn cứ theo Điều 140 Bộ Luật lao động 2019 về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản:
“Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”
Như vậy, đáng lẽ ra bạn phải được bảo đảm việc làm cũ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản. Nhưng khi bạn quay lại làm việc vị trí công việc tại phòng marketing không còn.
Nếu trong trường hợp công việc cũ không còn thì công ty bạn phải bố trí cho bạn một công việc khác với mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Hoặc nếu không bố trí được công việc thì bạn và công ty thỏa thuân để bạn nghỉ một thời gian và phải được hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, Giám đốc công ty cũng không bố trí cho công việc khác cho bạn mà để cho bạn nghỉ một thời gian không hưởng lương là không đúng với quy định của pháp luật.
Để đảm bảo quyền lợi của mình bạn cần đến công ty và đề cập lại vấn đề này với Giám đốc công ty để được giải quyết.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm về câu hỏi: Sau khi nghỉ sinh con quay lại làm việc thì chỗ làm việc không còn xử lí thế nào? Bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức lương trưởng ban quản trị nhà chung cư?
Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư nói chung và trưởng ban quản trị nhà chung cư nói riêng do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung...

Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?
Công ty không được giữ bằng gốc của nhân viên, hành vi giữ bằng gốc là trái với quy định của pháp luật, nếu người sử dụng lạo động là cá nhân giữ bằng gốc của nhân viên sẽ bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp...

Công ty có được phạt tiền nhân viên không?
Với hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bị buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao...

Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn không?
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Vậy Giám đốc có được làm chủ tịch công đoàn...

Công ty có được giữ lương nhân viên không?
Công ty không được giữ lương của người lao động bởi một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, kết hiện hợp đồng lao động là yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao...
Xem thêm