Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Sĩ quan biệt phái là gì? Ví dụ sĩ quan biệt phái
  • Thứ hai, 06/06/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 2814 Lượt xem

Sĩ quan biệt phái là gì? Ví dụ sĩ quan biệt phái

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung: Sĩ quan biệt phái là gì? Ví dụ sĩ quan biệt phái?

?Những khái niệm trong lực lượng quân đội nhân dân như sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hay công nhân viên quốc phòng đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, khái niệm về sĩ quan biệt phái thì không phải ai cũng nắm được. Vậy sĩ quan biệt phái là gì? Ví dụ về sĩ quan biệt phái.

Thế nào là sĩ quan biệt phái?

Khái niệm về sĩ quan biệt phái hiện nay được quy định tại Điều 2 Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 về biệt phái sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam như sau: “Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cấp có thẩm quyền điều động đến công tác có thời hạn tại cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, giúp cơ quan, tổ chức ngoài quân đội thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật.”

Sĩ quan được biệt phái trong các trường hợp sau đây:

– Biệt phái làm tham mưu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và quản lý nhà nước về quốc phòng ở một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) theo quy định của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ và địa phương.

– Biệt phái làm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước do cấp có thẩm quyền trao đổi, thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để bố trí nhân sự sĩ quan biệt phái.

– Biệt phái làm tham mưu trong quản lý và giảng dạy môn giáo dục quốc phòng ở Sở Giáo dục và Đào tạo một số tỉnh, thành phố trọng điểm, một số học viện, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ quan, nhà trường) theo quy định của Chính phủ về giáo dục quốc phòng.

– Biệt phái làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến quân sự, quốc phòng trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương (sau đây gọi chung là tổ chức chính trị), do cấp có thẩm quyền trao đổi, thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bố trí sĩ quan biệt phái.

Ví dụ về sĩ quan biệt phái

Điển hình cho những người là sĩ quan biệt phái chính là các thầy dạy giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên các trưởng trung học phổ thông, cao đẳng đại học.

Ngày 12-11-1976, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 315/QĐ-BQP, biệt phái sĩ quan vừa tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân sang làm công tác giáo dục quân sự (GDQS) cho học sinh, sinh viên. Đây là những sĩ quan biệt phái đầu tiên của Bộ tư lệnh Thủ đô công tác trong ngành giáo dục.

Sau một thời gian tập huấn, tháng 12-1976, họ về nhận công tác tại Ban Quân sự của Bộ Giáo dục và các Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP): Hà Nội 1, Hà Nội 2, Ngoại ngữ Hà Nội; ĐHSP Việt Bắc, ĐHSP Vinh và Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục-Nhạc họa Trung ương. Các sĩ quan về Ban Quân sự của Bộ thì làm trợ lý, số về các trường làm giảng viên môn quân sự.

Nghĩa vụ, nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái

Bên cạnh nội dung giải đáp câu hỏi về sĩ quan biệt phái là gì để Quý vị hiểu thêm về đối tượng này, nội dung tiếp theo sẽ là nghĩa vụ và nhiệm vụ của những sĩ quan biệt phái:

Thứ nhất: Nghĩa vụ của sĩ quan biệt phái

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 165/2003/NĐ-CP nghĩa vụ của sĩ quan biệt phái như sau:

“Điều 9. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan biệt phái

1.Sĩ quan biệt phái thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như sĩ quan đang công tác trong quân đội quy định tại Điều 26, 27, 28 và 29 Luật Sĩ quan năm 1999.

2.Sĩ quan biệt phái chịu sự chỉ đạo, phân công công tác, quản lý của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái; chịu trách nhiệm về kết quả công tác và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ với Thủ trưởng cơ quan sử dụng biệt phái và Bộ Quốc phòng.”

Thứ hai: Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái

– Sĩ quan biệt phái công các ở Bộ:

+ Tham mưu với Bộ trưởng, nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc kết hợp kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh;

+ Tham mưu với Bộ trưởng về kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ. Giúp Bộ trưởng lập kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh; công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp, tuyển quân, xây dựng lực lượng tự vệ, phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quân sự, quốc phòng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;

+ Đề xuất các biện pháp phối hợp công tác giữa Bộ nơi sĩ quan đến biệt phái với Bộ Quốc phòng.

– Nhiệm vụ của sĩ quan biêt phái ở cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước:

+ Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo cơ quan, do lãnh đạo cơ quan giao trực tiếp hoặc thông qua cấp trực tiếp quản lý sĩ quan biệt phái;

+ Tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng do lãnh đạo cơ quan giao;

+ Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa cơ quan nơi sĩ quan công tác với Bộ Quốc phòng, làm cầu nối giữa cơ quan, lãnh đạo cơ quan với Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

– Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái ở cơ quan giáo dục – đào tạo:

+ Làm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, nhà trường nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện công tác quản lý về giáo dục quốc phòng; nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng;

+ Tham gia phối hợp thực hiện các công tác quân sự khác.

– Sĩ quan biệt phái ở tổ chức chính trị có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc theo nhiệm vụ được giao.

Trên đây là nội dung bài viết sĩ quan biệt phái là gì? Ví dụ sĩ quan biệt phái? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi