Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 484 Lượt xem

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Khi chủ sở hữu thực hiện các hành vi kinh doanh thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền ghi tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo.

Khách hàng quan tâm đến Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại vui lòng theo đõi nội dung bài viết dưới đây.

Pháp luật quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa thế nào?

Trên thế giới tính đến thời điểm hiện nay có hai hệ thống pháp luật quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại, bao gồm:

– Hệ thống sử dụng trước;

– Hệ thống đăng ký trước.

Tại châu Mỹ Latinh, một số nước ở Trung Mỹ quy định việc sử dụng tên thương mại bắt buộc phải đăng ký để có căn cứ xác lập quyền sở hữu của chủ thể kinh doanh đối với tên thương mại. Thủ tục đăng ký tên thương mại không thay thế cho thủ tục đăng ký kinh doanh. Nhưng tại một số nước khác thì hai hình thức sử dụng và đăng ký đều được áp dụng khi xác lập quyền của chủ thể kinh doanh trong việc sử dụng tên thương mại (Thụy Điển, Srilanka, Tây Ban Nha).

Hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại dưới hình thức đăng ký nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp cho các chủ thể kinh doanh có những thông tin cần thiết để không xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ thể kinh doanh khác, đồng thời cũng là thông tin để chủ thể kinh doanh lựa chọn, sử dụng tên thương mại cho riêng mình mà không có sự trùng lặp với tên thương mại đã được đăng ký của chủ thể kinh doanh hợp pháp khác.

Tại Điều 8 Công ước Paris quy định các căn cứ và thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, theo đỏ tên thương mại khi đã được bảo hộ tại một nước thành viên, đồng thời nó cũng được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên khác mà không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có tạo thành một phần của nhãn hiệu hàng hóa hay không. Quy định trên thừa nhận pháp luật của nước thành viên Công ước Paris bất kỳ có quy định bắt buộc tên thương mại phải được đăng ký thì tên thương mại của chủ thể kinh doanh của nước thành viên sẽ được miễn nghĩa vụ đăng ký27.

Chủ sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền gì?

– Ở Việt Nam, việc bảo hộ tên thương mại được quy định trong Luật Thương mại. Chủ sở hữu công nghiệp đối với loại đối tượng này có các quyền:

– Sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh thông qua việc dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh;

– Khi chủ sở hữu thực hiện các hành vi kinh doanh thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền ghi tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo.

– Với tư cách là chủ sở hữu đối với tên thương mại, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại thông qua các giao dịch dân sự như thông qua hợp đồng, để lại thừa kế tên thương mại theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Tuy nhiên, tên thương mại gắn liền với chủ thể kinh doanh nhất định, do vậy việc chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc để thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển

Công ước Paris thông qua năm 1883, đã lập nên một Liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Liên minh Paris). Có thể chia các điều khoản Công ước thành bốn chủ đề. Các quy tắc cơ bản của Luật Bảo đảm “quyền được hưởng chế độ đối xử như công dân” (i); (“Đối xử quốc gia”); (ii) “Các quy tắc bảo đảm quyền lực ưu tiên”; (iii) “Các điều khoản về các nội dung cụ thể của Luật Sở hữu công nghiệp”; (iiii) việc thiết lập khuôn khổ hành chính để thi hành Công ước.

Tại Điều 2 Công ước quy định rằng mỗi nước thành viên liên minh Paris phải dành cho công dân của các nước thành viên khác sự bảo hộ sở hữu công nghiệp như đã danh cho công dân của nước mình và họ được hưởng cùng một sự bảo hộ giống như công dân nước đó và được hưởng cùng một chế tài pháp lý cho rằng sự xâm phạm quyền của họ, với điều kiện họ phải đáp ứng các điều và các quy định hình thức đặt ra đối với công dân nước đó” giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Như vậy, không phải mọi người thừa kế đều có thể trở thành chủ sở hữu của tên thương mại. Vì người thừa kế ngoài việc hưởng quyền dân sự cụ thể, người đó còn phải có năng lực kinh doanh để duy trì tên thương mại. Nếu người thừa kế không có khả năng duy trì tên thương mại qua hoạt động kinh doanh thì quyền sở hữu đối với tên thương mại bị chấm dứt. Nguyên tắc này “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó”.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi