Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7560 Lượt xem

Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

Tội sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung mà cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Các tội phạm về ma túy ở nước ta hiện nay diễn ra ngày càng nhiều với những thủ đoạn hết sức tinh vi gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh của xã hội.

Ngoài hành vi buôn bán trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy,..thì việc sản xuất chất ma túy cũng diễn ra rất nhiều vậy tội sản xuất trái phép chất ma túy theo quy định Bộ luật hình sự bị xử lý như thế nào?

Tội sản xuất trái phép chất ma túy là gì?

Tội sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi làm ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung mà cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Đối với các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn như pha chế thuốc phiện thành dung dịch để tự tiêm, chính, nghiền hêrôin từ bánh thành bột để tự hít… thì không coi là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.

Theo quy định tại Điều 248 – Bộ luật hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy như sau:

Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Phạm tội 02 lần trở lên; 

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; 

[..]

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: 

a) Có tính chất chuyên nghiệp; 

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; 

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; 

d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; 

đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít; 

e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: 

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; 

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên; 

c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; 

[..]

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tư vấn tội sản xuất trái phép chất ma túy theo quy định Bộ luật hình sự 

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy

Mặt khách quan:Mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu sau:

–  Có hành vi sản xuất chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào

Việc sản xuất các chất dùng cho công tác nghiên cứu y học hoặc đế bào chế thuốc chữa bệnh được Nhà nước quy định rất chặt chẽ, vì vậy phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về sảr xuất các chất ma túy. Bị coi là sản xuất trái phép chất ma túy khi sản xuất không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung của giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đểu phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.

–  Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu có đủ các dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khách thể:

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến các quy định về quản lý chất ma túy của Nhà nước.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: 

Chủ thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Khung hình phạt  tội sản xuất trái phép chất ma túy

Mức hình phạt của tội này được chia thành bôn khung, cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1).

Có mức phạt từ hai năm đến bảy năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

–  Khung hai (khoản 2).

Mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Phạm tội có tổ chức (xem giải thích tương tự tội trồng cây thuốc phiến hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).

+ Phạm tội nhiều lần: Nghĩa là phải có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên. Mỗi lần phạm tội phải có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm mà các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thòi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng ma túy để định khu hình phạt.

+ Người nào có tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với một người từ hai lần trở lên cũng bị coi là phạm tội nhiều lần.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quỹền hạn mà mình được đảm nhiệm như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: nhân viên của tổ chức y tế đã sử dụng danh nghĩa của tô chức này để sản xuất trái phép chất ma túy).

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam (điểm đ, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam (điểm e, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam (điểm g, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít (điểm h, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).

+ Tái phạm nguy hiểm. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

–  Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Là trường hợp phạm tội có đầy đủ các điều kiện sau:

+ Thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy từ năm lần trở lên không phân biệt đã bị xét xử hay chưa bị xét xử, nếu chưa hết thòi 5 truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.

+ Người phạm tội lấy hành vi sản xuất trái phép chất ma túy làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy làm nguồn sống chính.

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam (điểm b khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam (điểm c khoản 3 Điểu Ị93 Bộ luật Hình sự).

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam (điểm d khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít (điểm đ khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định nêu tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều 193 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).

–  Khung bốn (khoản 4).

Có mức phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên (điểm a, khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên (điểm b, khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên (điểm c, khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên (điểm d, khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự).

+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại các điểm từ điểm a đến điểm d, khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).

–  Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội này còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng;

+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi