Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Quy định về Khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
  • Thứ năm, 07/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 439 Lượt xem

Quy định về Khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

Khi nào áp dụng biện pháp khiển trách đối với người phạm tội?

Điều 93 Bộ luật hình sự quy định về việc áp dụng khiển trách đối với người phạm tội như sau:

1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ: 

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này; 

b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kế trong vụ án. 

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: 

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; 

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; 

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm. 

Tư vấn về Khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Điều luật quy định điều kiện áp dụng biện pháp “Khiển trách” và các nghĩa vụ kèm theo biện pháp này. 

Khiển trách là sự nhắc nhở, phê phán của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra cho cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ. 

1. Khoản 1 của điều luật xác định, biện pháp khiển trách được áp dụng trong hai trường hợp: 

Thứ nhất, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của BLHS; 

Thứ hai, người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. 

2. Khoản 2 của điều luật xác định thẩm quyền, trình tự và thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách. Về thẩm quyền, điều luật quy định các cơ quan có thẩm quyền áp dụng là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Như vậy, biện pháp này có thể được áp dụng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau mà không nhất thiết phải trong giai đoạn xét xử. Về trình tự, thủ tục, việc khiển trách người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội. 

3. Khoản 3 của điều luật quy định các nghĩa vụ mà người bị khiển trách phải thực hiện, đó là các nghĩa vụ: 

– Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; 

– Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; 

– Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp. 

– Đây là các nghĩa vụ buộc người dưới 18 tuổi phạm tội phải thực hiện nhằm tạo thói quen tuân thủ pháp luật, tuân thủ những quy tắc của cuộc sống hàng ngày, thấy được giá trị của lao động để qua đó không tái phạm. 

4. Khoản 4 của điều luật quy định về thời gian thực hiện các nghĩa vụ. Theo đó, cơ quan áp dụng biện pháp khiển trách có thể ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 từ 03 tháng đến 01 năm. Riêng nghĩa vụ được quy định tại điểm a khoản 3 là nghĩa vụ thường xuyên của mọi người nói chung nên không ấn định thời hạn thực hiện cụ thể. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi