Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1035 Lượt xem

Quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Để việc định giá tài sản được thực thi dễ dàng và phù hợp với thức tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018 quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản

Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân, bên cạnh đó xâm hại đến tài sản của người khác. Đối với loại tội phạm mà xâm hại đến tài sản cần phải tiến hành định giá tài sản để định tội và định khung hình phạt. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Cơ sở pháp lý

Quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự được quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Người định giá;

– Yêu cầu định giá tài sản;

– Thời hạn định giá tài sản;

– Tiến hành định giá tài sản;

– Định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn;

– Định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt;

– Kết luận định giá tài sản;

– Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản.

Để việc định giá tài sản được thực thi dễ dàng và phù hợp với thức tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018  quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự. sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 7/3/2018.

Ngoài ra, việc định giá tài sản còn được tiến hành trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 30/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 để hướng dẫn Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 và Thông tư 43/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018.

Như vậy, quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng cập nhập kịp thời.

Trình tự, thủ tục định giá tài sản

Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trình tự, thủ tục định giá tài sản như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu định giá tài sản

Văn bản yêu cầu định giá tài sản kèm theo các tài liệu, hồ sơ liên quan đến yêu cầu định giá tài sản được gửi đến Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu đối với Hội đồng định giá theo vụ việc.

Trường hợp cần thành lập Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gửi văn bản yêu cầu định giá đến bộ, cơ quan ngang bộ đã thành lập Hội đồng định giá cấp bộ lần đầu hoặc định giá lại. Bộ cơ quan ngang bộ khi nhận được văn bản yêu cầu định giá có trách nhiệm tham mưu, trình Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Hội đồng định giá trên cơ sở cử người của các đơn vị liên quan.

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá thường xuyên hoặc theo vụ việc có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá lựa chọn và cử những người am hiểu về loại tài sản cần định giá, có kiến thức chuyên môn để tham gia thành viên Hội đồng định giá theo quy định.

Bước 2: Tiến hành định giá tài sản

Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.

Bước 3: Kết luận định giá tài sản

Kết luận định giá tài sản phải ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giá tài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu định giá tài sản.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêu cầu, người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Để làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.

Vậy, khi tiến hành định giá tài sản, người định giá cần dựa trên các căn cứ nào, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Căn cứ định giá tài sản

Căn cứ định giá tài sản được quy định cụ thể tại Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2018  quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Theo đó, Việc định giá tài sản không phải là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ sau:

– Giá thị trường của tài sản;

– Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;

– Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

– Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);

– Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.

Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:

– Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;

– Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);

– Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

– Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;

– Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;

– Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;

– Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này

Ta thấy rằng định giá tài sản là một hoạt động tương đối phức tạp, các quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự được quy định trong nhiều văn bản khác nhau.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi