Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Pháp luật quy định như thế nào về chủ sở hữu tên thương mại?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 384 Lượt xem

Pháp luật quy định như thế nào về chủ sở hữu tên thương mại?

Trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây xung đột và phát sinh tranh chấp thì việc xử lý tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ cùng các văn bản khác có liên quan.

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thì các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh mang tên thương mại được bảo hộ là chủ sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đó.

Vậy Pháp luật quy định như thế nào về chủ sở hữu tên thương mại? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thương nhân có phải có tên thương mại hay không?

Điều 24 Luật Thương mại còn quy định thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu và thương mại có thể kèm theo biểu tượng.

Tên thương mại cho dù được thể hiện dưới dạng từ ngữ (tập hợp các chữ cái), hoặc có kèm theo chữ số, tên thương mại kèm theo biển hiệu, biểu tượng nhưng không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hình thức thể hiện bắt chước của tên thương mại dưới dạng tập hợp các chữ cái, biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt Nam, tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn.

Về thủ tục, tên thương mại phải được ghi trong các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân. Hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với tên thương mại được hầu hết các quốc gia trên thế giới có những quy định bảo hộ. Do chính đặc điểm của tên thương mại khác biệt so với các yếu tố và đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, mang tên thương mại là yếu tố bắt buộc phải có của mỗi một chủ thể kinh doanh. Bởi vì, tên thương mại là yếu tố cơ bản được dùng để phân biệt các cơ sở kinh doanh khác nhau trong cùng một lĩnh vực.

Các nước trên thế giới đều có những cơ chế điều chỉnh quan hệ tên thương mại trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ của mình, đồng thời những quy định về lĩnh vực này của các nước cũng có sự tương đồng với những quy định về tên thương mại trong Hiệp định TRIPS. Tại Thụy Điển có luật riêng về tên thương mại. Nhưng tại các nước khác thì việc quy định cơ chế bảo hộ tên thương mại lại được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật về Nhãn hiệu hàng hóa, Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tại châu Mỹ Latinh, Thỏa ước Trung – Mỹ là những quy định chung của các quốc gia trong khu vực về nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, dấu hiệu quảng cáo và những quy định chống cạnh tranh không lành mạnh. Một số nước Đông Âu và Cộng hòa Liên bang Nga đều quan niệm và quy định tên thương mại là một loại, dạng của nhãn hiệu hàng hóa.

Bảo hộ tên thương mại được quy định thế nào?

Ở Việt Nam, những quy định bảo hộ tên thương mại được thể hiện trong nội dung của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Bảo hộ người tiêu dùng, Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ tên thương mại của chủ sở hữu cho dù được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau nhưng đều tập trung vào những nguyên tắc sau:

– Thương nhân phải có tên thương mại;

– Tên thương mại của một doanh nghiệp kinh doanh không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của một doanh nghiệp khác đang tồn tại và có quyền kinh doanh hợp pháp;

– Nghiêm cấm việc chỉ dẫn, quảng cáo sai về chủ thể kinh doanh, về hoạt động kinh doanh của chủ thể gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng;

– Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích trục lợi, lợi dụng tên thương mại để nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của đối thủ cạnh tranh gây ra sự hiểu lầm và thiệt hại cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp tên thương mại được bảo hộ;

– Nghiêm cấm các hành vi sử dụng tên thương mại trung hoặc tương tự với tên thương mại của đối thủ cạnh tranh, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh.

Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại xử lý thế nào?

Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định tại Điều 14 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp:

1. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên Cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại, cụ thể như sau:

a) Chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu vực kinh doanh (ví dụ: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác);

b) Thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng: tên thương mại đó đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh (ví dụ như: tên thương mại đang được sử dụng trên hàng hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác).

2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty được coi là chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. Tên cơ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép nêu trên chỉ được coi là tên thương mại khi có các tài liệu chứng minh tên cơ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các Điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây xung đột và phát sinh tranh chấp thì việc xử lý tuân theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 17 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP sửa đổi, Điều 27 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn cụ thể sau đây:

a) Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ chứng minh thời điểm phát sinh, xác lập quyền tuân theo nguyên tắc quyền đối với đối tượng nào phát sinh, xác lập trước thì được bảo hộ.

Trường hợp các bên liên quan đều có chứng cứ chứng minh quyền của mình được phát sinh, xác lập hợp pháp thì các bên thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ và việc thực hiện quyền không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Căn cứ vào Bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu liên quan, nội dung hợp đồng, thỏa thuận hợp pháp giữa các bên để xác định phạm vi bảo hộ đối với đối tượng được đồng thời bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau;

c) Trường hợp tên thương mại, nhãn hiệu mang địa danh được sử dụng trước khi chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu mang địa danh tương ứng được cấp bằng bảo hộ và các đối tượng này đều đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, thì việc sử dụng một cách trung thực các đối tượng nói trên không bị coi là hành vi vi phạm theo quy định tại các điểm g, h Khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Trường hợp việc sử dụng đồng thời các đối tượng nêu tại Điểm c khoản này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng, xã hội và có yêu cầu xử lý vi phạm thì cƠ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm yêu cầu các bên liên quan tiến hành thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản giữa các bên về điều kiện, cách thức sử dụng các đối tượng đó theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

Đối với bên tiếp tục hành vi sử dụng bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác mà không tham gia thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận đã được ghi nhận thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục xử phạt theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

– Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 của Chính phủ, các yếu tố xâm phạm tên thương mại được xác định như sau:

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.

2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.

3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

b) Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi