• Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1725 Lượt xem

Phân tích điều 224 BLHS 2015

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 224 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, Nhà nước luôn chú trọng hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Do vậy, hoạt động xây dựng tại các địa phương diễn ra không ngừng với các quy mô khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế lại xuất hiện nhiều sai phạm trong hoạt động đầu tư công trình xây dựng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần phân tích điều 224 BLHS 2015.

Cơ sở pháp lý

Điều 224 BLHS 2015 quy định về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau:

Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật Xây dựng;

b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật Xây dựng;

c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng;

d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý

Khi phân tích điều 224 BLHS 2015, chúng ta cần phải phân tích các quy định về dấu hiệu pháp lý.

Về mặt chủ thể

Căn cứ vào quy định nêu trên, ta thấy chủ thể của tội phạm này rất đặc biệt. Theo đó, chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn.

Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm theo quy định tại điều 224 BLHS 2015 bao gồm 03 dạng hành vi khác nhau. Đó là các hành vi khác nhau:

– Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng, chẳng hạn như hành vi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng mặc dù dự án không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả.

– Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng. Ví dụ như hành vi phê duyệt thiết kế mặc dù các giải pháp thiết kế công trình không phù hợp với công năng sử dụng của công trình.

– Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện, năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng. Trên thực thế, biểu hiện của dạng hành vi này có thể được thể hiện thông qua việc chọn nhà thầu thi công không đủ năng lực và thiếu kinh nghiệm là một trong những hành vi điển hình cho dạng hành vi này.

– Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.

Tuy nhiên không phải mọi hành vi như trên đều coi là tội phạm. Các hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Vậy, hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Để tìm hiểu thêm, hãy cùng tiếp tục phân tích điều 224 BLHS 2015.

Hình phạt

Điều 224 BLHS 2015 quy định có 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung, cụ thể:

– Hình phạt chính:

+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm 05 năm.

+ Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng sau:

(1)  Vì vụ lợi;

(2) Phạm tội có tổ chức;

(3) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

(4) Gây thiệt hại từ 300 triệu động đến dưới 01 tỷ đồng.

+ Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với trường hợp phạm tội gây thiệt hại 01 tỷ đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Qua phân tích điều 224 BLHS 2015, ta thấy được pháp luật đã có các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện công trình. Từ đó đảm bảo ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục đích và lợi ích của Nhân dân. Chúng tôi mong rằng các thông tin đã cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi