Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Khái niệm phạm tội nhiều lần là gì? Đặc điểm phạm tội nhiều lần?
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2342 Lượt xem

Khái niệm phạm tội nhiều lần là gì? Đặc điểm phạm tội nhiều lần?

Phạm tội nhiều lần là thực hiện tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử. Phạm tội có tính nghiệp được hiểu là phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục và nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà hoạt động phạm tội đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội.

Phạm tội nhiều lần là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ Luật hình sự 1999. Tuy nhiên đến lượt mình, bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có sự thay đổi thuật ngữ phạm tội nhiều lần bằng thuật ngữ phạm tội 02 lần trở lên. Để tìm hiểu về thuật ngữ phạm tội nhiều lần mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Phạm tội nhiều lần là gì?

Phạm tội nhiều lần là gì?

Phạm tội nhiều lần là thực hiện tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử. Nếu khái niệm phạm tội nhiều lần theo quy định của Bộ Luật hình sự 1999 khiến cho người áp dụng pháp luật lúng túng phạm tội bao nhiêu lần được coi là phạm tội nhiều lần. Thì đến Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với thuật ngữ phạm tội 02 lần trở lên đã thể hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Đây là trường hợp một người đã phạm ít nhất hai lần cấu thành tội phạm về cùng một tội danh và cả hai lần đó đều chưa bị cơ quan nhà nước xét xử. Các lần phạm tội đó có thể có cùng đối tượng hoặc khác đối tượng, có thể thuộc cùng khung hình phạt hoặc thuộc các khung hình phạt khác nhau.

Trong Bộ luật hình sự, phạm tội nhiều lần được coi là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại phần chung của Bộ luật Hình sự (BLHS); một tình tiết để định khung tăng nặng được quy định tạị một số điều luật cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS;

Đặc điểm của phạm tội nhiều lần

Phạm tội nhiều lần có các đặc điểm sau:

– Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự.

Trong đó hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đe dọa xâm phạm hoặc xâm phạm đến các quan hệ mà pháp luật hình sự bảo vệ chẳng hạn như chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, quyền con người, quyền công dân, ….

– Các hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần thực hiện có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập

Hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần thực hiện bao giờ cũng phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm độc lập theo quy định của pháp luật (phạm tội đạt). Các thành phần cấu thành một tội phạm bao gồm bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Đây là một đặc điểm quan trọng để xác định có phải người phạm tội đã thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cầm hay không.

– Tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự

Tội phạm do một điều luật hoặc một khoản của điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định. Đây là một đặc điểm đặc trưng của tình tiết phạm tội nhiều lần và dùng để phân biệt với tình tiết phạm nhiều tội.

Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mỗi lần thực hiện hành vi có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành một tội phạm (phạm tội đạt) và các lần thực hiện tội phạm phải do cùng một điều hoặc cùng một khoản tương ứng quy định trong Bộ luật hình sự.

– Tội phạm này vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 27 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Qua các đặc điểm nêu trên, ta đã có được cái nhìn khái quát về phạm tội nhiều lần. Để hiểu rõ hơn, phạm tội nhiều lần là gì mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Điểm mới của khái niệm phạm tội nhiều lần trong Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 không có quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” như theo Bộ luật hình sự cũ mà có quy định “phạm tội 02 lần trở lên” và được xác định là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS (khi không là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt – khoản 2 Điều 52), tình tiết định khung tăng nặng tại 80 điều luật cụ thể ở phần các tội phạm.

Qua so sánh, đối chiếu, nhận thấy phần lớn các điều luật của BLHS 1999 có quy định “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng vẫn được giữ nguyên trong BLHS năm 2015, tuy nhiên có sự thay đổi thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên” và có sự ghi rõ ràng số lần phạm tội để người đọc có thể dễ dàng hiểu và áp vào quy định của pháp luật.

Việc quy định rõ, cụ thể ngay số lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm trong điều luật là sự kế thừa hết sức tiến bộ của Bộ luật hình sự năm 2015. Quy định này đảm bảo cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, khắc phục được tồn tại có nhiều cách hiểu dẫn đến nhiều cách áp dụng với thuật ngữ nhiều lần trước đây.

Phân biệt phạm tội nhiều lần và phạm tội chuyên nghiệp

Phạm tội nhiều lần và phạm tội chuyên nghiệp là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn cho mọi người. Hai thuật ngữ này được làm rõ ở bảng sau:

Tiêu chí

Phạm tội nhiều lần

Phạm tội chuyên nghiệp

Khái niệm

Phạm tội nhiều lần là thực hiện tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xửPhạm tội có tính nghiệp được hiểu là phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục và nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà hoạt động phạm tội đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội.

Dấu hiệu nhận biết

– Thực hiện tội phạm từ 02 lần trở lên;

– Hành vi phạm tội chưa bị xét xử

– Không tạo nên nguồn thu nhập hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội

 

+ Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;

+ Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

+ Không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa

Mức độ nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm thấp hơnMức độ nguy hiểm cao hơn

Phân biệt phạm tội liên tục và phạm tội nhiều lần

Tiêu chí

Phạm tội nhiều lần

Phạm tội liên tục

Khái niệm

Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị Tòa án xét xửPhạm tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã hội và đều bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất

Đặc điểm

Mỗi hành vi đều thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm.Có hành vi cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm.

Bản chất

Là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội danh hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật Hình sự Là đặc điểm của hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.

Phạm vi

Bất kỳ tội phạm nào người phạm tội đều có thể phạm tội nhiều lần nếu hành vi phạm tội đó chưa bị phát hiện hoặc bị phát hiện rồi nhưng người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị bắt giữ và họ tiếp tục có hành vi phạm tội tương tựPhạm tội liên tục chỉ tồn tại trong một số tội danh.

Qua sự việc phân biệt phạm tội nhiều lần và các thuật ngữ tương tự khác, đã giúp làm sáng tỏ phạm tội nhiều lần là gì? Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi