Những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự
Những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự là gì? Quý vị hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong khi tiến hành tố tụng hình sự. Điều này nhằm đảm bảo cho các vụ án diễn ra khách quan, chính xác, củng cố lòng tin của nhân dân vào các cơ quan thi hành pháp luật. Vậy theo quy định, Những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự?
Ai có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng?
Căn cứ Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm:
– Kiểm sát viên;
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
– Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng
Theo quy định về bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ. (Điều 21 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Sau đây là những trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự cụ thể:
Thứ nhất: Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Việc thay đổi Kiểm sát viên phải thực hiện trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định. Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Nếu Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Thứ hai: Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định. Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định. Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thứ ba: Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Cùng trong một Hội đồng xét cử và là người thân thích với nhau;
– Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định. Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thứ tư: Thay đổi Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định. Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Trên đây là nội dung bài viết Những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn: 1900.6557
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Phân tích điều 174 bộ luật hình sự
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ Phân tích điều 174 bộ luật hình sự, từ đó giúp Quý vị hiểu về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài...
Ủy thác điều tra vụ án hình sự theo quy định mới nhất?
Khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy...
Tham ô tài sản là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lí. Tội tham ô tài sản được luật Hình sự điều chỉnh và khung hình phạt tối đa lên đến 20 năm...
Mua hàng nợ tiền không có khả năng trả có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Bố tôi mua hàng nhưng không có khả năng thanh toán đúng như hạn đã cam kết thì có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Điều kiện áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chi quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này....
Xem thêm