Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Người sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 426 Lượt xem

Người sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền gì?

Hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý không đúng, không phù hợp của người sản xuất, lưu thông hàng hóa nhằm lừa dối hoặc cạnh tranh trái pháp luật đối với chỉ dẫn địa lý của hàng hóa, người có hành vi lừa dối đó phải gánh chịu những hậu quả pháp lý và trách nhiệm pháp lý về tài sản.

Hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý không đúng nhằm lừa dối hoặc cạnh tranh trái pháp luật đối với chỉ dẫn địa lý của hàng hóa phải gánh chịu những hậu quả pháp lý và trách nhiệm pháp lý về tài sản.

Vậy khi sử dụng chỉ dẫn địa lý không đúng thì Người sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng. Người sử dụng chỉ dẫn địa lý trong việc sản xuất hàng hóa phải thỏa mãn điều kiện hàng hóa do người đó sản xuất phải đảm bảo uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa đó.

Uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa do người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tạo ra dựa trên yếu tố địa lý của địa phương, quốc gia, khu vực chi phối đến chất lượng, đặc trưng, uy tín của hàng hóa.

Nếu thiếu điều kiện tự nhiên đặc thù của địa phương, quốc gia, vùng lãnh thổ thì hàng hóa không thể có những đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng như nó vốn có. Người hoạt động sản xuất hàng hóa không sử dụng những nguyên vật liệu tại nơi mà sản phẩm được tạo ra mang chỉ dẫn địa lý mà ngược lại, hàng hóa đó được tạo ra hoặc có được tại một nơi, một địa phương, một vùng lãnh thổ khác nhưng lại mang chỉ dẫn địa lý của một địa phương, một quốc gia, một vùng lãnh thổ khác.

Hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý không đúng, không phù hợp của người sản xuất, lưu thông hàng hóa nhằm lừa dối hoặc cạnh tranh trái pháp luật đối với chỉ dẫn địa lý của hàng hóa, người có hành vi lừa dối đó phải gánh chịu những hậu quả pháp lý và trách nhiệm pháp lý về tài sản.

– Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được quy định tại Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công ghiệp.

Như vậy, những hành vi xâm phạm quyền của chủ thể của quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được thể hiện với bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ gây ấn tượng sai lệch về xuất xứ địa lý của hàng hóa. Hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho những hàng hóa trùng, tương tự hoặc có liên quan không bảo đảm uy tín, danh tiếng của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp sử dụng cùng với các từ như “phương pháp”, “kiểu”, “loại”, “phỏng theo” hoặc những từ ngữ tương tự.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang hoặc rượu mạnh cho những loại rượu vang hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tại lãnh thổ được chỉ dẫn, kể cả trường hợp có nên chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới hình thức dịch sang ngôn ngữ khác hoặc được sử dụng kèm theo các từ như “kiểu”, “loại”, “dạng”, “phỏng theo” hoặc những từ ngữ tương tự.

– Quy định tại Điều 19 của Hiệp định TRIPS về việc bảo hộ đối với rượu vang và rượu mạnh. Việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của loại rượu vang cho những loại rượu vang không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý của các loại rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nên chỉ dẫn về xuất xứ của hàng hóa được chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hay sử dụng kèm theo các từ ngữ như “kiểu”, “loại”, “dạng”, “phỏng theo” hoặc từ ngữ tương tự như vậy.

Những yếu tố của chỉ dẫn địa lý được thể hiện trong nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019) và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ.

Nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải xác định chính xác, trung thực về một vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được nêu trong đơn (có thật). Sản phẩm có nguồn gốc từ vùng địa lý này (mô tả, chứng minh các đặc tính của sản phẩm). Sản phẩm đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng quyết định bởi điều kiện địa lý của vùng địa lý nói trên theo quy định tại Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại mục 45 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011, thì các thông tin do người nộp đơn cung cấp trên cơ sở các thông tin tìm thấy được từ ngồn thông tin tối thiểu là:

Thứ nhất, các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả các nhãn hiệu được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, các nhãn hiệu được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Trong trường hợp tìm thấy nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục sở hữu trí tuệ thống báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký thông báo, trong đó nêu rõ quyển phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu nếu có đủ căn cứ chứng minh chỉ dẫn đại lý thuộc trường hợp trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.  

Việc xem xét ý kiến của chủ sở hữu nhãn hiệu được thực hiện theo quy định về việc xem xét ý kiến của bên thứ ba theo quy định tại điểm 6 Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCn ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ: “Trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến của người thứ ba có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người thứ ba nộp đơn cho Tòa án giải quyết.

Trong hạn 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo mà người thứ ba không thông báo cho Cục Sở hữu trí tuệ về việc đã nộp đơn cho Tòa án giải quyết thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người thứ ba rút ý kiến. Nếu Cục Sở hữu trí tuệ không thông báo trong thời hạn như trên của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó”.

– Với tư cách là chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chủ thể của quyền này được thực hiện các hành vi sau đây:

– Thể hiện chỉ dẫn địa lý trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hóa và quảng cáo cho hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó;

Tuy nhiên, do đặc điểm và tính chất của chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một quốc gia, một địa phương, một vùng lãnh thổ, một khu vực có những chất lượng, uy tín hoặc đặc điểm gắn liền với loại hàng hóa mà chủ yếu (cơ bản) do xuất xứ địa lý quyết định, tương tự như “quyền nhân thân” của địa phương, quốc gia, khu vực, do vậy theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi