Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không?
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 314 Lượt xem

Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không?

Người lao động nước ngoài sẽ được cấp hai giấy phép lao động khi làm việc tại hai công ty khác nhau khi nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Thực tế thấy được rằng người lao động Việt Nam làm việc hai công ty công phải là điều quá xa lạ. Vậy người lao động nước ngoài làm việc cho 2 công ty ở Việt Nam được không? Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, đây là giấy tờ rất quan trọng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trên giấy phép lao động cho người nước ngoài có sẽ ghi rõ thông tin về người lao động bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.

Người lao động nước ngoài làm việc cho 2 công ty ở Việt Nam được không?

Trước khi trả lời được câu hỏi Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không? thì cần nắm được quy định của pháp luật về việc người lao động nước ngoài có được làm việc cho 2 công ty ở Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động

1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Từ quy định trên thấy được rằng luật doanh nghiệp không có quy định hạn chế về việc người lao động làm việc tại các công ty khác nhau do đó người lao động hoàn toàn có quyền đồng thời ký kết hợp đồng lao động với hai công ty sử dụng lao động nếu họ đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ của mình cho cả hai công ty.

Người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người lao động có thể đồng thời làm việc tại hai công ty khác nhau nhưng cần cam kết thực hiện đầy đủ công việc theo đúng yêu cầu của công ty.

Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 154 của Bộ luật này.

Đồng thời theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:

a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;

b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động.

Như vậy từ những quy định trên thấy được rằng người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 151 Bộ luật lao động 2019 và Khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP .

Người lao động nước ngoài sẽ được cấp hai giấy phép lao động khi làm việc tại hai công ty khác nhau khi nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp thêm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Theo quy định tại Điểm  Khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm:

– Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc;

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

+ Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;

+ Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

+ Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

+ Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

+ Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

Thời hạn của giấy phép lao động bao lâu?

Khi được cấp giấy phép lao động một trong những nội dung cũng rất được quan tâm đó là thời hạn của giấy phép lao động.

Theo quy định tại Điều 155 bộ luật lao động 2019 thì Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về vấn đề Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không? mong rằng đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi