Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Ngạch công chức là gì? Có mấy ngạch công chức?
  • Thứ bẩy, 04/06/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 7245 Lượt xem

Ngạch công chức là gì? Có mấy ngạch công chức?

Ngạch công chức là một trong những quy định dành riêng cho công chức, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi được tuyển dụng, công chức được bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng. Khi công chức đáp ứng đủ điều kiện nhất định có thể tham gia thi để nâng ngạch công chức theo quy định. Vậy Ngạch công chức là gì?

Ngạch là gì?

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

công chức khi được tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Nhà nước… trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sau khi trải qua quá trình tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công chức quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.

Chúng ta đã hiểu được khái niệm ngạch theo như nội dung đã phân tích ở trên, vậy Ngạch công chức là gì?

Ngạch công chức là gì?

Ngạch công chức là một trong những quy định dành riêng cho công chức, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật cán bộ công chưc 2008 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 quy định về ngạch công chức như sau:

Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức

1. Ngạch công chức bao gồm:

a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;

b) Chuyên viên chính và tương đương;

c) Chuyên viên và tương đương;

d) Cán sự và tương đương;

đ) Nhân viên.

e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Ngạch công chức là gì? đã được giải thích ở trên, theo quy định hiện nay có 6 ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên và ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

– Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.     

Khi nào được bổ nhiệm vào ngạch công chức?

Theo quy định của luật cán bộ công chức việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

– Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;

– Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;

– Công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Chuyển ngạch công chức là gì?

Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.

– Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.

Danh mục mã ngạch công chức

Ngoài việc hiểu được khái niệm Ngạch công chức là gì? thì danh mục mã ngạch công chức cũng là thông tin rất cần quan tâm.

Danh mục mã ngạch công chức cụ thể như sau:

1. Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TTNgạchMã số
1.Chuyên viên cao cấp01.001
2.Thanh tra viên cao cấp04.023
3.Kế toán viên cao cấp06.029
4.Kiểm tra viên cao cấp thuế06.036
5.Kiểm toán viên cao cấp06.041
6.Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng07.044
7.Kiểm tra viên cao cấp hải quan08.049
8.Thẩm kế viên cao cấp12.084
9.Kiểm soát viên cao cấp thị trường21.187
10.Chấp hành viên cao cấp03.299
11.Thẩm tra viên cao cấp03.230

2. Đối với ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TTNgạchMã số
1.Chuyên viên chính01.002
2.Chấp hành viên trung cấp03.300
3.Thanh tra viên chính04.024
4.Kế toán viên chính06.030
5.Kiểm tra viên chính thuế06.037
6.Kiểm toán viên chính06.042
7.Kiểm soát viên chính ngân hàng07.045
8.Kiểm tra viên chính hải quan08.050
9.Kiểm dịch viên chính động vật09.315
10.Kiểm dịch viên chính thực vật09.318
11.Kiểm soát viên chính đê điều11.081
12.Thẩm kế viên chính12.085
13.Kiểm soát viên chính thị trường21.188
14.Thẩm tra viên chính03.231
15.Văn thư chính02.006

3. Đối với ngạch chuyên viên và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TTNgạchMã số
1.Chuyên viên01.003
2.Chấp hành viên sơ cấp03.301
3.Công chứng viên03.019
4.Thanh tra viên04.025
5.Kế toán viên06.031
6.Kiểm tra viên thuế06.038
7.Kiểm toán viên06.043
8.Kiểm soát viên ngân hàng07.046
9.Kiểm tra viên hải quan08.051
10.Kiểm dịch viên động vật09.316
11.Kiểm dịch viên thực vật09.319
12.Kiểm lâm viên chính10.225
13Kiểm soát viên đê điều11.082
14Kiểm ngư viên chính25.309
15.Thuyền viên kiểm ngư chính25.312
16.Thẩm kế viên12.086
17.Kiểm soát viên thị trường21.189
18.Thẩm tra viên03.232
19.Thư ký thi hành án03.302
20.Văn thư02.007

4. Đối với ngạch cán sự và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TTNgạchMã số
1.Cán sự01.004
2.Kế toán viên trung cấp06.032
3.Kiểm tra viên trung cấp thuế06.039
4.Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng)07.048
5.Kiểm tra viên trung cấp hải quan08.052
6.Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật09.317
7.Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật09.320
8.Kiểm lâm viên10.226
9.Kiểm soát viên trung cấp đê điều11.083
10.Kiểm ngư viên25.310
11.Thuyền viên kiểm ngư25.313
12.Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản19.183
13.Kiểm soát viên trung cấp thị trường21.190
14.Thư ký trung cấp thi hành án03.303
15.Văn thư trung cấp02.008

5. Ngạch nhân viên

TTNgạchMã số
1.Nhân viên (bao gồm các công việc photo, nhân bản các văn bản, tài liệu, tiếp nhận, đăng ký chuyển giao văn bản đi, đến, kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức, bảo vệ, lái xe, phục vụ, lễ tân, kỹ thuật và các nhiệm vụ khác…)01.005
2.Kế toán viên sơ cấp06.033
3.Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng06.034
4.Thủ quỹ cơ quan, đơn vị06.035
5.Nhân viên thuế06.040
6.Kiểm ngân viên07.047
7.Nhân viên hải quan08.053
8.Kiểm lâm viên trung cấp10.228
9.Kiểm ngư viên trung cấp25.311
10.Thuyền viên kiểm ngư trung cấp25.314
11.Thủ kho bảo quản nhóm I19.184
12.Thủ kho bảo quản nhóm II19.185
13.Bảo vệ, tuần tra canh gác19.186

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi