Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5769 Lượt xem

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, hiện nay năng lực hành vi dân sự của cá nhân được ghi nhận tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, hiện nay năng lực hành vi dân sự của cá nhân được ghi nhận tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015.

Tư vấn Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân: bằng hành vi của mình xác lập những quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, cũng như việc thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự đó. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân cùng với năng lực pháp luật tạo thành tư cách chủ thể của cá nhân.

Để có thể tham gia các giao dịch dân sự và trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân phải có tư cách chủ thể. Nghĩa là, ngoài năng lực pháp luật dân sự, cá nhân phải có năng lực hành vi cần thiết khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự thích ứng.

Năng lực hành vi dân sự chính là khả năng để cá nhân tiến hành các hành vi nhất định nhằm thực hiện năng lực pháp luật, làm cho năng lực pháp luật trở thành hiện thực. Vì vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực pháp luật, dựa trên năng lực pháp luật và có sau năng lực pháp luật.

Điều 19 BLDS năm 2015 đã quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Pháp luật dân sự công nhận mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự bình đẳng như nhau từ khi sinh ra cho đến khi chết, nhưng năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại chỉ có khi đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường.

Khi cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của chính mình thì phải hiểu và làm chủ được hành vi của chính cá nhân đó. Nghĩa là, về ý chí cá nhân đó phải nhận thức được việc mình đã làm hoặc sẽ làm, về lý trí phải chỉ huy được hành vi của mình. Với những lứa tuổi khác nhau, tình trạng tâm thần khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau… sẽ có sự nhận thức khác nhau.

Do đó, pháp luật dân sự không thể công nhận sự bình đẳng về năng lực hành vi trong mọi trường hợp như năng lực pháp luật. Vì vậy, để có thể thực hiện được hành vi, làm chủ được hành vi đó khi tham gia các quan hệ dân sự, cá nhân (với tư cách chủ thể của quan hệ dân sự) phải bảo đảm một số yếu tố nhất định về: độ tuổi, tình trạng tâm thần, kinh nghiệm sống…

Tùy thuộc vào độ tuổi, sự phát triển về trí tuệ và khả năng nhận thức, BLDS năm 2015 tiếp tục phân chia năng lực hành vi dân sự theo các tiêu chí sau đây: Người thành niên, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Mỗi chủ thể là cá nhân này có năng lực hành vi dân sự khác nhau.

>>>> Tham khảo: Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quyền chiếm hữu là gì? Chủ thể xác lập quyền chiếm hữu?

Quyền chiếm hữu là quyền được nắm giữ, chi phối tài sản của các chủ thể được pháp luật quy định là có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lí của quyền sở...

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh...

Giải quyết tranh chấp đất đai để thừa kế theo di chúc

Năm 2001, mẹ tôi có lập di chúc cho anh tôi 4000m2 đất sản xuất và 350m2 đất thổ cư, có công chứng. Năm 2006, mẹ chuyển nhượng 4000m2 đất cho người khác. Năm 2012 mẹ tôi muốn hủy di chúc và tặng cho 350m2 cho em út. Nhưng anh tôi đã lấy di chúc đi lúc nào không hay. Năm 2015, mẹ tôi qua đời. Năm 2016 anh tôi kiện đòi lại đất. Giải quyết trường hợp này như thế...

Phân tích điều 644 Bộ luật dân sự 2015

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, Phân tích điều 644 bộ luật dân sự 2015. Mời Quý vị tham...

Đùa giỡn sau đó có hành vi đánh nhiều lần vào người khác

Khi bị người khác đùa giỡn đánh nhiều phát vào đầu và vào người thì tôi muốn tố giác hành vi của họ tới cơ quan chức năng có được không? Hình phạt áp dụng sẽ áp dụng mức thế...

Xem thêm