Quyền chiếm hữu là gì? Chủ thể xác lập quyền chiếm hữu?
Quyền chiếm hữu là quyền được nắm giữ, chi phối tài sản của các chủ thể được pháp luật quy định là có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lí của quyền sở hữu.
Quyền chiếm hữu là một trong những quyền thuộc quyền sở hữu. Theo đó, chủ thể sở hữu tài sản sẽ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó. Vậy Chiếm hữu là gì? Quyền chiếm hữu là gì? Mời Quý bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Chiếm hữu là gì?
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu (bất kỳ ai đang trực tiếp cầm nắm, quản lý tài sản tức là đều đang chiếm hữu tài sản đó). Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu không phải là một loại quyền năng mà ở đây phải hiểu, chiếm hữu là một trạng thái pháp lý của chủ thể.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu được phân loại thành:
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; Trường hợp khác do pháp luật quy định.) và Chiếm hữu không có căn cứ (Chiếm hữu ngay tình – việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu; Chiếm hữu không ngay tình – việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.)
Việc xác định chủ thể chiếm hữu tài sản có ý nghĩa pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người chiếm hữu ngay tình, hoặc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thứ ba ngay tình trong trường hợp hợp đồng vô hiệu.
Quyền chiếm hữu là gì?
Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể được nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ quyền chiếm hữu
Ví dụ: Anh A thấy một con bò đi lạc vào vườn nhà mình. Anh A biết đó là tài sản nhà anh B nhưng anh A vẫn cố tình nhốt con bò trong chuồng. Như vậy, anh A đã chiếm hữu tài sản (tức là chiếm hữu con bò), nhưng anh A hoàn toàn không có quyền chiếm hữu với con bò đó. Có thể thấy, người chiếm hữu tài sản chưa chắc đã thực sự là người có quyền chiếm hữu.
Chủ thể xác lập quyền chiếm hữu
Bên cạnh xác định Chiếm hữu là gì? Quyền chiếm hữu là gì? thì việc xác định chủ thể xác lập quyền chiếm hữu cũng rất quan trọng. Chủ thể xác lập quyền chiếm hữu có thể là: Chủ sở hữu của tài sản (vì như đã nói, chủ sở hữu của tài sản có mọi quyền đối với tài sản đó); Người được chủ sở hữu chuyển giao (người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định; người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao); Người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch; người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.)
Lưu ý về thời hạn xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
Theo quy định tại Điều 236, Bộ luật Dân sự 2015: Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Nguyên tắc suy đoán về quyền chiếm hữu và bảo vệ việc chiếm hữu
Căn cứ theo Điều 184, Bộ luật Dân sự 2015:
Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
Việc xác định quyền chiếm hữu của chủ thể là căn cứ quan trọng để bảo vệ quyền năng của người có quyền chiếm hữu, đồng thời ngăn chặn những hành vi của chủ thể không có quyền chiếm hữu xác lập lên tài sản.
>>>>>> Tham khảo bài viết: Chiếm hữu ngay tình là gì?
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Tranh chấp hợp đồng xây dựng là sự xung đột, bất đồng giữa một hoặc hngười nào bên, chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng xây...
Quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào?
Theo quy định về pháp luật giao thông đường bộ, vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông, việc thực hiện các hoạt động khác trên đường phố phải theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm...
Cho mượn tiền có cần công chứng?
Pháp luật không bắt buộc việc cá nhân cho mượn tiền phải có công chứng. Căn cứ các quy định của Bộ luật Dân sự thì việc mượn tiền của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không cần phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng lời nói, hành vi cụ thể là có hiệu lực pháp luật và bắt buộc các bên phải chấp...
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy...
Mất tích là gì? Trường hợp nào bị coi là mất tích?
Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất...
Xem thêm