Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Giải quyết tranh chấp đất đai để thừa kế theo di chúc
  • Thứ tư, 18/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1951 Lượt xem

Giải quyết tranh chấp đất đai để thừa kế theo di chúc

Năm 2001, mẹ tôi có lập di chúc cho anh tôi 4000m2 đất sản xuất và 350m2 đất thổ cư, có công chứng. Năm 2006, mẹ chuyển nhượng 4000m2 đất cho người khác. Năm 2012 mẹ tôi muốn hủy di chúc và tặng cho 350m2 cho em út. Nhưng anh tôi đã lấy di chúc đi lúc nào không hay. Năm 2015, mẹ tôi qua đời. Năm 2016 anh tôi kiện đòi lại đất. Giải quyết trường hợp này như thế nào?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn cho tôi sự việc sau:

– Năm 2001 mẹ tôi có lập di chúc cho ông anh đất sản xuất 4000m2 và đất thổ cư 350m2, và có chứng thực.

– Năm 2006 mẹ tôi chuyển nhượng đất sản xuất 4000m2 cho người khác. Để lại 350m2, không chuyển nhượng.

– Năm 2009 ông anh làm nhà cấp 4 trên mảnh đất trên, mẹ tôi không cho, ông anh cứ làm nhà.

– Năm 2012 mẹ tôi ra Phòng Công Chứng số 3 tặng cho đứa em út số đất thổ cư 500m2 (350m2 nằm trong thửa 500m2). Mẹ tôi có ra Uỷ ban nhân dân xã hủy di chúc, nhưng di chúc này ông anh lấy lúc nào không biết, nên hủy không được, Phòng công chứng chuyển 1 thửa thì được.

– Năm 2015 mẹ tôi qua đời.

– Năm 2016 ông anh thưa ra Tòa đòi lại 350m2 mà mẹ tôi đã làm di chúc cho ông anh.

Vậy xin hỏi: 

1)  Giấy chứng nhận quyền sử dụng mà Phòng công chứng là đúng pháp luật không? Có hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

2) Ông anh thưa kiện đòi lại 350m2 đó đúng không? Đúng-sai ở điểm nào? 

Xin Luật sư cho tôi lời tư vấn để tôi an tâm. Sự việc trên, em tôi chắc ăn bao nhiêu %, hay là em tôi phải đưa 350m2 cho ông anh là đúng. Xin Luật sư cho lời khuyên. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Giải quyết tranh chấp đất đai để thừa kế theo di chúc

Giải quyết tranh chấp đất đai để thừa kế theo di chúc

1) Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phòng công chứng cấp cho người em út của bạn là đúng. 

Trước hết, chúng ta cùng nhau xem xét di chúc mà mẹ bạn để lại cho anh bạn. Bản chất của di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người lập di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do vậy, mọi việc phân chia tài sản, sử dụng tài sản của người lập di chúc cho những người thừa kế theo di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc qua đời. Trường hợp này, mẹ bạn lập di chúc vào năm 2001, trong di chúc ghi là sẽ cho anh bạn 4000m2 đất sản xuất và 350m2 đất thổ cư. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tại thời điểm có di chúc đó, anh bạn đã là chủ sở hữu đối với phần tài sản trong di chúc mà mình được hưởng. Vì mẹ bạn vẫn còn sống nên mẹ bạn vẫn là chủ sở hữu đối với mảnh đất này. Do vậy, mẹ bạn được quyền sử dụng, khai thác, định đoạt đối với mảnh đất này. Cụ thể, bà đã chuyển nhượng 4000m2 đất sản xuất cho người khác vào năm 2006. Hơn nữa, trong thời gian bà còn sống, bà có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

Điều 662 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Như vậy, trong trường hợp này, mẹ bạn hoàn toàn có quyền hủy bỏ di chúc đã lập cho người anh, khi đã hủy bỏ di chúc thì nội dung trong bản di chúc trước sẽ không có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian mẹ bạn còn sống, bà không cho phép anh bạn làm nhà trên phần đất 350m2 nhưng anh bạn vẫn làm nhà, điều này là không đúng theo quy định của pháp luật. Vì tại thời điểm đó (năm 2009) mẹ bạn vẫn là chủ sở hữu mảnh đất chứ không phải anh bạn, nên bà có quyền định đoạt cho phép có được làm nhà hay không làm nhà trên đất.

Năm 2012, mẹ bạn có đến UBND xã để hủy di chúc, nhưng anh bạn đã lấy di chúc lúc nào không hay, dẫn tới mẹ bạn không hủy được di chúc. Việc UBND xã để cho người anh lấy đi di chúc là không làm đúng quy định của pháp luật về gửi giữ di chúc. Cụ thể, điều 665 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Gửi giữ di chúc như sau:

Điều 665. Gửi giữ di chúc

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.

3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Do mẹ bạn khi lập di chúc đã yêu cầu gửi giữ di chúc tại Phòng công chứng của UBND xã, vì vậy, Phòng công chứng của UBND xã phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn di chúc, không được tự ý giao di chúc cho người khác. Việc để cho người anh lấy đi di chúc là đã vi phạm quy định của pháp luật về gửi giữ. Do vậy, trường hợp này, mẹ bạn vẫn có thể yêu cầu Phòng công chứng giải quyết tìm lại hoặc tiến hành hủy bỏ di chúc cũ.

Đối với việc để tặng cho mảnh đất 500m2 cho người em út, vì điều này xuất phát từ ý muốn của chủ sở hữu quyền sử dụng đất là mẹ bạn nên bà hoàn toàn có quyền để tặng cho cho con út của mình mà không ai có quyền ngăn cản. Vì pháp luật cho phép chủ sở hữu được tự do định đoạt tài sản, trong đó có quyền tặng cho. Do vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho người em út là đúng, hợp pháp và không phải hủy giấy chứng nhận.

2) Thứ hai: Về việc khởi kiện đòi lại đất của người anh.

Theo như trên đã phân tích, do người anh tự ý lấy đi di chúc, hơn nữa, mẹ bạn đã có ý muốn hủy di chúc phần thừa kế cho người anh và tiến hành tặng cho đất cho con út của mình nên người anh hoàn toàn không có quyền gì đối với mảnh đất 350m2 kia, nên không thể kiện đòi lại đất được.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi